[GIẢI ĐÁP] Đầy bụng ăn không tiêu uống thuốc gì?

[GIẢI ĐÁP] Đầy bụng ăn không tiêu uống thuốc gì?

Đầy bụng ăn không tiêu được xem là một trong những chứng bệnh thường thấy của người bị rối loạn tiêu hóa. Vậy người bị đầy bụng ăn không tiêu uống thuốc gì mau khỏi? Các dấu hiệu của bệnh và cách phòng ngừa ra sao? Tất cả thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau!

Đầy bụng ăn không tiêu là bệnh gì? 

Đầy bụng ăn không tiêu dùng để chỉ tình trạng rối loạn tiêu hóa do thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết gây ra các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn,…

Chứng khó tiêu thường không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng có thể cản trở các hoạt động hàng ngày và khiến người bệnh mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể là bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, khi bị ăn không tiêu bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám để có cách chữa trị kịp thời.

Đầy bụng ăn không tiêu uống thuốc gì
Tìm hiểu chứng đầy bụng ăn không tiêu

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh ăn không tiêu

Một số dấu hiệu thường thấy của người bị đầy bụng ăn không tiêu gồm: 

  • Đầy hơi khi ăn: Đây là tình trạng bạn cảm thấy quá no ngay khi bắt đầu ăn. Sau đó không thể tiếp tục ăn.
  • Quá no sau bữa ăn: Bạn có cảm giác như thức ăn đã ở trong dạ dày quá lâu và bạn không cảm thấy đói dù đã ăn hàng giờ đồng hồ.
  • Đau bụng hoặc ngay dưới ngực: Bạn cần phân biệt triệu chứng này với chứng ợ nóng. Ợ nóng là do axit trong dạ dày trào lên thực quản, kèm theo những cơn đau dữ dội ở ngực, sau đó lan lên cổ và lưng.
  • Chứng khó tiêu có thể có các triệu chứng khác như buồn nôn, đầy hơi, đau bụng, vị chua trong miệng,…  
Thuốc điều trị đầy bụng khó tiêu
Dấu hiệu của chứng đầy bụng ăn không tiêu
Xem thêm >>> Mẹo chữa ăn không tiêu tại nhà đơn giản, hiệu quả

Nguyên nhân ăn không tiêu

Đầy bụng khó tiêu thường xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau: 

Lối sống và thói quen ăn uống:

  • Thói quen ăn uống: ăn quá nhanh, nhai không kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện, xem tivi gây mất tập trung, nuốt nhiều không khí khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm dẫn đến khó tiêu. Ăn một lượng lớn thực phẩm giàu chất béo có thể làm dạ dày quá tải và khó tiêu hóa thức ăn.
  • Căng thẳng, stress: điều này có thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, dẫn đến khó tiêu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: việc lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh có thể dẫn đến đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, hút thuốc lá, hoặc dùng những thức uống có chất kích thích như cà phê, nước có ga. 

Nguyên nhân bệnh lý như:

  • Sỏi mật: Sỏi mật là khối rắn hình thành trong túi mật. Khi bị bệnh, dịch mật không còn khả năng tiết ra chất để tiêu hóa thức ăn ở ruột non, dẫn đến khó tiêu.
  • Bệnh đường ruột IBS: Các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm đại tràng, bệnh Crohn, ung thư ruột kết,.. dẫn đến táo bón, tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng thường xuyên kèm theo các biểu hiện khác.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây nóng rát, ợ chua, khó tiêu.
  • Loét dạ dày tá tràng: Làm xói mòn lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng  do dạ dày sản xuất dư thừa axit.
  • Không dung nạp Lactose: Không có khả năng dung nạp đường trong sữa cũng có thể dẫn đến chứng khó tiêu.
Đầy bụng ăn không tiêu uống thuốc gì
Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng ăn không tiêu uống thuốc gì? 

Chứng khó tiêu là dấu hiệu để nhận biết một số bệnh về đường tiêu hóa như: loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc ung thư dạ dày. Khó tiêu có thể do ăn quá nhiều tinh bột, chất béo, ăn quá nhanh,.. hoặc do đường ruột yếu, nhu động ruột hoạt động không hiệu quả. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể dùng các loại thuốc sau: 

  • Dùng thuốc giảm acid, chống acid và chống đầy hơi: dùng thuốc này khi bị ăn không tiêu, đầy hơi do thừa acid trong dạ dày như maalox plus, phosphalugel, gaviscon, pepsane,… giúp trung hòa acid trong dạ dày và chống đầy hơi. 
  • Dùng thuốc kháng thụ thể H2 (ranitidin), thuốc ức chế bơm proton như omeprazol, lansoprazol.
  • Khi bị trào ngược dạ dày thực quản gây ra các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ chua thì bạn nên dùng thêm các loại thuốc có chứa alginate (Javicon). Thành phần alginate có tác dụng bảo vệ niêm mạc thực quản, ngăn ngừa axit dịch vị gây tổn thương thực quản.
  • Thuốc hỗ trợ điều hòa co bóp dạ dày như: Metoclopramide, Domperidone (Mitriptyline-M),… dùng cho trường hợp dạ dày co bóp kém, thức ăn đi từ dạ dày xuống ruột non chậm hơn bình thường. 
  • Dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Có thể dùng men tiêu hóa giúp thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa dễ dàng hơn.
Đầy bụng ăn không tiêu uống thuốc gì
Các loại thuốc phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa

Phòng ngừa bệnh ăn không tiêu

Dưới đây là một số cách phòng ngừa chứng bệnh đầy bụng ăn không tiêu bạn nên tham khảo: 

  • Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày: uống đủ nước có thể tăng sức đề kháng, làm giảm triệu chứng axit dạ dày, giúp cơ thể đào thải độc tố.
  • Ăn thực phẩm có chứa chất xơ và vitamin như trái cây và rau củ: Chất xơ và vitamin rất tốt cho sức khỏe đường ruột
  • Ăn chậm: Người bệnh nên nhai chậm, chia thành nhiều bữa nhỏ và 2-3 giờ lại ăn một lần để đào thải axit dư thừa trong dạ dày.
  • Tránh những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa: đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, cay,… chứa nhiều dầu mỡ gây khó tiêu.
  • Hạn chế đồ uống có ga, cồn: Đồ uống có ga, cồn có thể khiến dạ dày đầy và khó chịu, làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, gây trào ngược và ợ chua.
  • Không ăn trước khi ngủ: Nếu hệ tiêu hóa bị quá tải sẽ dẫn đến triệu chứng khó tiêu, đầy bụng.
  • Ngủ đủ giấc và vận động nhiều hơn: Giúp cơ thể thư giãn và phục hồi năng lượng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu.
Đầy bụng ăn không tiêu uống thuốc gì
Xây dựng chế độ tập luyện phù hợp để hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh
Xem thêm >>> Ăn không tiêu làm sao cho hết? Mẹo hay nên thử ngay!

Một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa bạn nên thêm vào bữa ăn hàng ngày như: 

Sữa chua

Sữa chua có chứa men vi sinh, là vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa của bạn, cải thiện tiêu hóa và giữ đường ruột luôn khỏe mạnh. Probiotic trong sữa chua có thể giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.

Táo 

Táo giàu chất pectin là một loại chất xơ hòa tan, có công dụng làm tăng khối lượng phân và chuyển qua đường tiêu hóa, hạn chế táo bón và tiêu chảy. Pectin trong táo cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột và viêm ruột kết.

Rau thì là

Nhờ hàm lượng chất xơ cao, thì là giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện đường tiêu hóa. Đồng thời, thì là còn chứa chất chống co thắt, giúp làm giãn cơ trơn đường tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng như đầy bụng, đau bụng.

Kefir (nấm sữa)

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nấm sữa có thể làm tăng vi khuẩn tốt, giúp duy trì sức khỏe đường ruột, cải thiện tiêu hóa và tiêu diệt vi khuẩn xấu. Nấm sữa cũng giúp giảm viêm trong ruột, thúc đẩy hơn nữa quá trình tiêu hóa.

Hạt chia

Hạt Chia chứa rất nhiều chất xơ. Khi được đưa vào cơ thể, hạt chia tạo thành một chất giống như gelatin trong dạ dày. Chất này hoạt động như một prebiotic, hỗ trợ sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột.

Trà kombucha

Kombucha là một loại trà lên men bằng cách thêm vi khuẩn, đường và men vào trà đen hoặc trà xanh. Quá trình lên men có thể mất đến một tuần hoặc hơn. Nhiều loại men vi sinh được sản xuất trong quá trình lên men giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Ngoài ra, kombucha còn có thể điều trị loét dạ dày.

Ngoài ra, bạn có thể chọn cách bổ sung men tiêu hóa Menpeptine với các thành phần từ thiên nhiên, an toàn lành tính với sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình. Sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền tiên tiến, hiện đại, đảm bảo chất lượng khi đến tay người dùng. Bên cạnh đó, Menpeptine còn được đóng gói ở nhiều dạng khác nhau như gói, siro, ống, viên nang để bạn dễ dàng lựa chọn và sử dụng. 

Đầy bụng ăn không tiêu uống thuốc gì
Bổ sung men tiêu hóa Menpeptine cho cả gia đình bạn ngay hôm nay

Bài viết trên đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi đầy bụng khó tiêu nên uống thuốc gì. Chọn bổ sung men tiêu hóa Menpeptine ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa cho cả gia đình bạn!

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866

Email: medipharusa2018@gmail.com

Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://menpeptine.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *