Đầy bụng mệt mỏi buồn nôn phải làm sao? Nguyên nhân dẫn đến tính trạng này là gì? Đâu là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất nên áp dụng? Tham khảo ngay bài viết sau để tìm được câu trả lời cho mình!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây buồn nôn chướng bụng
Chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn xảy ra ở hầu hết các đối tượng từ người lớn đến trẻ em với các dấu hiệu đặc trưng như: cảm giác đầy bụng, chướng bụng khó chịu; nấc cụt, ợ chua; buồn nôn, chán ăn, tức bụng, bứt rứt, khó thở,… ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe, nhất là với trẻ nhỏ vì có thể làm chậm quá trình phát triển tự nhiên của bé.
Hầu hết nguyên nhân dẫn đến đầy hơi, chướng bụng là do thói quen ăn uống không khoa học, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh,… cụ thể:
Do thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống không khoa học sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, đi ngủ ngay sau khi ăn… là những nguyên nhân khiến chứng đầy bụng thường xuyên tìm đến bạn. Đặc biệt, để dỗ con ăn, một số phụ huynh đã cho con xem phim, nghịch điện thoại trong khi ăn. Chính thói quen này khiến bé không chú ý và ăn vội dẫn đến tình trạng đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn.

Mất cân đối thức ăn
Ăn ít rau, thường xuyên ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, uống nhiều rượu bia, nước ngọt có ga… khiến bạn dễ bị đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và thậm chí táo bón.
Do bệnh tiêu hóa
Một số bệnh đường tiêu hóa như: trào ngược axit, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét hành tá tràng, ung thư dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày… cũng có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn. Mà gốc rễ của những căn bệnh này là do thói quen ăn uống không khoa học.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Nhiễm HP xảy ra khi vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày dẫn đến tổn thương dạ dày, gây viêm loét dạ dày, xuất huyết,… Sau khi nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, đau bụng kèm theo ợ hơi, chướng bụng, chán ăn.

Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây buồn nôn, đau bụng và đầy hơi. Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản làm tổn thương các cơ quan như thực quản, hầu họng và thanh quản.
Trào ngược axit dạ dày vào cổ họng và miệng có thể gây nôn hoặc buồn nôn. Kèm theo đó là tình trạng chướng bụng, ợ hơi, nuốt khó, đau bụng trên vùng ngực,…
thường xuyên căng thẳng, áp lực
Căng thẳng, áp lực sẽ kích thích các dây thần kinh ở não bộ dẫn đến dạ dày bị co thắt, tổn thương khiến người bệnh đau bụng, buồn nôn, khó chịu. Căng thẳng và lo lắng mãn tính có thể khiến bệnh nhân buồn nôn và nôn nặng hơn.
Loét dạ dày
Loét dạ dày làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến bệnh nhân buồn nôn và đau bụng trên. Kèm theo đó là tình trạng chướng bụng, ợ hơi, ợ chua… Người bệnh sẽ cảm thấy đau hoặc nôn nhiều hơn khi ăn đồ cay, đồ ăn quá chua, uống rượu bia…

Viêm dạ dày
Viêm dạ dày ruột xảy ra khi vi khuẩn, vi rút hoặc mầm bệnh xâm nhập và phá vỡ hệ thống tiêu hóa của dạ dày và ruột. Biểu hiện thường gặp của viêm dạ dày ruột là đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, nếu bệnh kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược, mất nước.
Chướng bụng đầy hơi, buồn nôn có nguy hiểm không?
Chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn do thói quen ăn uống không khoa học là bệnh thường gặp của hệ tiêu hóa. Chúng thường xuất hiện đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn và không đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng này tự hết khi điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các triệu chứng có xu hướng tái phát và kéo dài nhiều ngày khiến người bệnh chán ăn, ăn không ngon sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
Ngoài ra, tình trạng tức bụng, cảm giác đau bụng dai dẳng, tức bụng kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng bệnh lý, ảnh hưởng đến dạ dày, các cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa như loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm thực quản…
Xem thêm >>> Hiểu đúng về chứng đầy bụng trên khó tiêu để điều trị
Cách xử lý khi bị buồn nôn chướng bụng
Một số cách xử lý tình trạng đầy bụng mệt mỏi buồn nôn hiệu quả bạn có thể tham khảo như sau:
Thay đổi thói quen ăn uống của bạn
Từ bỏ những thói quen xấu như ăn quá nhanh, nói chuyện khi ăn, nằm ngay sau khi ăn vì điều này sẽ khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm sinh khí, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, đồ uống có ga hay đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Tăng cường bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai lang, mồng tơi, rau đay, sữa chua…
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dụng cụ chế biến thức ăn cũng cần được giữ sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng và nước khi nấu ăn và trước khi ăn.

Chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý
Bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh, ăn xong không ngồi vào bàn làm việc ngay để tránh mắc phải các chứng bệnh về đường ruột.
Luyện tập thể dục thường xuyên với các bài tập thiền hoặc yoga để cơ thể được thư giãn, giảm căng thẳng và tiêu hóa tốt hơn.
Những điều cần tránh
Khi bị đầy bụng mệt mỏi buồn nôn bạn cần tránh những điều sau:
- Tránh hoạt động gắng sức và nằm ngay sau khi ăn.
- Không ăn uống quá nhanh hay ăn không đúng bữa.
- Không ăn thực phẩm mất vệ sinh, kém chất lượng.
- Tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
- Không ăn nhiều chất chua, béo, cay.
- Không tự dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa bạn nên thêm vào thực đơn hàng ngày của mình:
Gừng
Gừng chứa zingibain một loại enzyme tiêu hóa giúp cơ thể phân hủy protein có tác dụng làm thư giãn ruột, giảm viêm ở ruột kết, tăng nhu động ruột và giúp thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn.
Nếu bạn bị đầy hơi, hãy thử uống một tách trà gừng hoặc rượu gừng pha với một ít nước cốt chanh để giảm nhanh triệu chứng này.

Dưa chuột
Dưa chuột có chứa flavonoid, quercetin giúp giảm viêm và các triệu chứng dị ứng hiệu quả. Ngoài ra, dưa leo còn là loại rau có hàm lượng nước cao nhất (96%) trong các loại rau. Thêm dưa chuột vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp bạn cân bằng lượng natri, đào thải lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể và giải phóng khí trong đường tiêu hóa.

Xem thêm >>> Đầy bụng trên buồn nôn phải làm sao? Cách chữa trị tốt nhất
Chuối
Một trong những lý do khiến cơ thể bạn giữ nước là do ăn quá nhiều natri. Thực phẩm giàu kali giúp loại bỏ natri và nước ra khỏi cơ thể. Trong chuối chứa hàm lượng kali dồi dào có tác dụng giảm chướng bụng, đầy hơi một cách hiệu quả.

Sữa chua
Bên trong đường ruột con người chứa lượng lớn các vi sinh vật có lợi giúp điều hòa hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột.
Sữa chua rất giàu men vi sinh, là những vi khuẩn tốt sống trong đường tiêu hóa của bạn, giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn khỏe mạnh và giảm viêm. Đặc biệt, nếu bạn bị đầy bụng, đầy hơi thì bổ sung thêm sữa chua sẽ giúp bạn ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.
Bên cạnh đó, hãy bổ sung men tiêu hóa Menpeptine mỗi ngày để tăng cường enzyme tiêu hóa giúp phân giải thức ăn tốt hơn, hạn chế các chứng bệnh đường ruột như đầy bụng, chướng hơi, ăn uống không tiêu, chán ăn. Sản phẩm được điều chế từ các thành phần tự nhiên an toàn lành tính với sức khỏe của tất cả các thành viên trong gia đình.

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về chứng đầy bụng mệt mỏi buồn nôn. Hãy bổ sung men tiêu hóa Menpeptine ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa tốt nhất!
Liên hệ với chúng tôi theo
Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
Website: https://menpeptine.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany