XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Xuất huyết tiêu hóa trên là một cấp cứu nội – ngoại khoa thường gặp, và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Vậy, xuất huyết tiêu hóa trên là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị như thế nào? Hãy cùng menpeptine tìm hiểu để giải đáp các thắc mắc qua bài viết sau nhé! 

Xuất huyết tiêu hóa trên là gì?

Xuất huyết tiêu hóa trên là những trường hợp máu chảy từ mạch máu vào lòng ống tiêu hóa tính từ góc Treitz trở lên (bao gồm xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạnh thực quản và không do giãn cỡ tĩnh mạch thực quản). Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong điếu trị xuất huyết tiêu hóa trên, nhưng tỷ lệ tử vong vẫn nằm trong khoảng 2%-15%, đặc biệt có nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này tăng lên đến 35% đối với những người có nhiều bệnh lý khác đi kèm.

Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên

Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên là do viêm dạ dày, tổn thương ổ loét dạ dày, hành tá tràng làm tổn thương mạch máu. Chảy máu do viêm loét dạ dày chiếm tỷ lệ 80% của xuất huyết đường tiêu hoá trên. Riêng chảy máu do loét dạ dày tá tràng chiếm tỷ lệ khoảng 20% các trường hợp loét dạ dày, tá tràng.

Hai cơ chế có thể giải thích hiện tượng chảy máu:

  • Chảy máu do viêm dạ dày, tá tràng thường chảy máu ở mức độ nhẹ và tự khỏi
  • Tổn thương ổ loét làm thủng mạch máu ở dạ dày, tá tràng.

Phân loại nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên

Xuất huyết tiêu hóa trên do viêm loét dạ dày, tá tràng

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết do lớp viêm sâu gây vỡ mạch máu dưới da. Thông thường nếu như chỉ ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ thì chảy máu ở mức độ nhẹ và tự ngừng. Tuy nhiên, nếu như không được điều trị tốt, những vết loét này ngày càng sâu gây chảy máu ồ ạt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Xuất huyết tiêu hóa trên do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Nguyên nhân dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa chủ yếu là xơ gan do các nguyên nhân như: viêm gan siêu vi, xơ gan tự miễn, xơ gan do rượu, xơ gan mật nguyên phát… Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây ra giãn tĩnh mạch thực quản, đi kèm hay không với giãn tĩnh mạch phình vị. Vỡ tĩnh mạch thực quản hay tĩnh mạch phình vị thường gây chảy máu nghiêm trọng, do bệnh lý của gan và rối loạn đông máu.

Ngoài ra còn có một số những nguyên nhân khác như:

  • Viêm loét trợt dạ dày, thực quản.

  • Hội chứng Mallory-Weiss.

  • Di sản mạch máu của dạ dày.

  • Tổn thương Dieulafoy.

  • Viêm dạ dày cấp do stress, trầm cảm

Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa trên

Nôn ra máu: Tùy vào nguyên nhân mà lượng máu nôn ra nhiều hay ít, nếu nôn ra máu nhiều và liên tục là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy xuất huyết ồ ạt, không tự cầm máu

Nôn ra máu là môt trong những triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa trên

Đi ngoài phân đen: Máu có thể không bị nôn ra ngoài, nhưng theo thức ăn ra ngoài cùng phân, khiến cho phân có màu đen như bã cà phê, mùi khắm.

Mất máu: Nếu xuất huyết tiêu hóa trên nhẹ có thể bệnh nhân không mất nhiều máu, nhưng nếu bị mất quá nhiều máu sẽ gây ra tình trạng mất máu với các triệu chứng: chóng mặt, hoa mắt, niêm mạc nhợt nhạt, mạch nhanh khó bắt, da xanh tím tái,…

Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: cơ thể mệt mỏi, vàng da, tuần hoàn bàng hệ,…

  • Xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng: Đau vùng thượng vị, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, ợ hơi.

  • Xuất huyết tiêu hóa trên do khối u ác tính: sụt cân không rõ nguyên do, suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, ăn nhanh no.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên

Có 3 nguyên tắc chính trong việc điều trị xuất huyết tiêu hóa trên là: trước tiên phải cầm máu, phục hồi thể tích máu để phục hồi sức khỏe cho người bệnh và cuối cùng là điều trị nguyên nhân để tránh xuất huyết tái phát.

Nếu bệnh nhân bị xuất huyết nhẹ, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và theo dõi bằng các xét nghiệm hàng ngày. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, ăn uống nhẹ và thực hiện các chẩn đoán tìm nguyên nhân.

Nếu xuất huyết vừa và nặng, cần chẩn đoán nhanh và dùng thuốc cầm máu, truyền dịch truyền máu để hồi sức cho bệnh nhân. Bệnh nhân được theo dõi để xử trí nhanh các biến chứng như: thở oxy nếu khó thở, hồi sức và chống sốc, đặt ống thông dạ dày để theo dõi tình trạng chảy máu.

Để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa trên, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt do khuẩn HP cần tuân thủ liệu trình điều trị phù hợp.

Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị HP

Nếu đang gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa trên, hãy sớm tới cơ sở y tế để khám và được chẩn đoán kịp thời. Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến số Hotline: 0903 893 866 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *