TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA KHI ĂN DẶM, BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO?

TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA KHI ĂN DẶM, BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO?

Khi bắt đầu vào độ tuổi ăn dặm, trẻ rất hay gặp những vấn đề rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé khiến cho các bậc phụ huynh phải lo lắng. Hãy cùng Menpeptine tìm hiểu nguyên nhân và các khắc phục vấn đề trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm để giúp bé cải thiện tình trạng này nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm

Khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, đây có thể được xem là một bước phát triển quan trọng đối với hệ tiêu hóa của bé. Một chế độ dinh dưỡng mới sẽ giúp cho bé có đủ chất và năng lượng để đáp ứng những nhu cầu hoạt động thường ngày cũng như sự phát triển về thể chất. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà bé phải thường xuyên đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa, vì thế các bậc phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân khiến cho trẻ bị rối loại tiêu hóa khi ăn dặm để có hướng xử lý kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm

Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm, có thể kể đến các nguyên nhân sau:

Sự thay đổi đột ngột chế độ ăn uống

Trước khi chuyển sang ăn dặm, bé chỉ uống sữa trong một khoảng thời gian dài từ lúc sinh ra, nên hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất non nớt, chưa thích nghi được với sự thay đổi này. Đặc biệt, hệ vi sinh đường ruột dễ bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa khi đường ruột phải làm việc quá tải.

Ăn dặm quá sớm

Theo Tổ chức Y tế thế giới – WHO, trẻ có thể tập ăn dặm từ sau 6 tháng tuổi. Ở thời điểm này, bé mới tiết ra nhiều nước bọt và thức ăn có thể tiêu hóa nhờ các enzyme amylase, ptyalin có trong nước bọt. Vì thế, nếu như cho bé ăn dặm quá sớm thì sẽ khiến cho bé khó tiêu, nguyên nhân điển hình gây nên rối loạn tiêu hóa.

Thức ăn chứa quá nhiều đạm

Các loại thực phẩm giàu đạm cần phải có nhiều thời gian để cho dạ dày của bé xử lý hoàn toàn. Thời điểm ăn dặm thì hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện, nếu như trong khẩu phần ăn có quá nhiều đạm sẽ khiến cho bé bị đầy bụng, khó tiêu, gây biếng ăn ở trẻ.

Khẩu phần ăn quá nhiều

“Con càng ăn được nhiều là càng tốt”, đó là quan niệm của nhiều bà mẹ Việt. Tuy nhiên, nếu như lượng thức ăn nạp vào quá nhiều, khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ phải làm việc quá sức, thậm chí không thể hấp thụ hết những dưỡng chất có trong thức ăn dẫn đến tình trạng đi ngoài ra phân sống, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột của bé.

Khẩu phần ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân gây cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm

Món ăn dặm không đảm bảo vệ sinh

Khi chế biến thực phẩm sai cách (xào nấu lâu gây mất chất dinh dưỡng, dùng nhiều dầu mỡ, sử dụng thực phẩm cũ,…) hoặc không đảm bảo được vệ sinh sẽ khiến cho món ăn không chất lượng, điều này là nguyên nhân lớn dẫn đến việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm.

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm

Dựa vào một số những dấu hiệu sau, bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm:

  • Phân của bé dạng lỏng hoặc chỉ toàn nước, có màu lạ, mùi tanh, lẫn chất nhày
  • Bé khó chịu, quấy khóc, chán bú, nôn ói, nóng sốt,….
  • Số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường
  • Bé bị khó chịu, đau rát vùng hậu môn

Tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm nếu không được can thiệp kịp thời, trẻ sẽ dễ bị mất nước, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, hạ đường huyết, co giật,…. Nếu như tình trạng cứ kéo dài, sẽ dễ dẫn đến suy giảm khả năng tiêu hóa, suy dinh dưỡng, chậm phát triển,….

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm, bố mẹ nên làm gì?

Khi trẻ có những dấu hiệu trên, bố mẹ nên chỉ động bù nước, bù khoáng cho con càng sớm càng tốt, nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra và có sự hướng dẫn chăm sóc đúng cách.

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu những kiến thức về ăn dặm trước khi bắt đầu áp dụng cho bé như:

Chú ý thời gian cho bé bắt đầu ăn dặm là khoảng tháng thứ 7 trở đi, lúc này hệ tiêu hóa của bé cũng có những sự hoàn thiện nhất định.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé một cách từ từ, bắt đầu bằng những thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu hóa trước, để giúp cho bé thích nghi dần dần sau đó mới chuyển sang các loại thực phẩm khác, cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Thời điểm trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm, bố mẹ nên tạm thời ngưng việc cho ăn dặm, cho bé bú sữa để bổ sung dinh dưỡng. Và đặc biệt không tự dùng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Vì một trong những nguyên nhân gây cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm là trong hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, thiếu sự sản sinh ra các enzyme cần thiết để tiêu hóa các thức ăn.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Men tiêu hóa Menpeptine với các thành phần tự tự nhiên như amylase, papain, và một sô loại tinh dầu giúp bổ sung enzyme tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu do tiêu hóa kém.

Men tiêu hóa Menpeptine – Người bạn đồng hành cùng bé

Sản phẩm đang bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, hoặc có thể gọi đến Hotline: 0903 893 866 để được tư vấn miễn phí.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *