Ăn không tiêu uống gì cho hết? Lời khuyên từ chuyên gia

Ăn không tiêu uống gì cho hết? Lời khuyên từ chuyên gia

Rối loạn tiêu hóa thường dẫn đến khó tiêu, đầy bụng khiến người bệnh ăn không ngon, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần. Vậy ăn không tiêu uống gì cho hết? Cùng giải đáp thắc mắc trên qua bài viết sau đây của chúng tôi!

Nội dung bài viết

Ăn không tiêu là dấu hiệu của bệnh gì? 

Khó tiêu có thể là dấu hiệu của các bệnh về tiêu hóa, cụ thể: 

  • Viêm loét dạ dày-tá tràng: do axit dịch vị tiết ra quá nhiều làm bào mòn niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày dẫn đến khó tiêu.
  • Trào ngược dạ dày thực quản khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây khó tiêu, đầy bụng, khó thở, ợ chua, ợ hơi,…
  • Chứng không dung nạp lactose và gluten là do hệ tiêu hóa không hấp thụ được lactose, gluten từ sữa, lúa mì và nhiều loại ngũ cốc, dẫn đến chứng khó tiêu.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS) khiến chức năng của bộ máy tiêu hóa bị suy giảm, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, táo bón,… 
  • Sỏi mật: Trong trường hợp bình thường, dịch mật được túi mật tiết ra và đẩy xuống ruột non để tiêu hóa thức ăn, nhưng khi bị sỏi mật, các tinh thể rắn sẽ xuất hiện trong túi mật, gây cản trở quá trình lưu thông của dịch mật xuống ruột non, dẫn đến hiện tượng sỏi mật, thiếu thức ăn để mật tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu và đầy bụng.
ăn không tiêu uống gì cho hết
Tìm hiểu về chứng bệnh ăn không tiêu
Xem thêm >>> Ăn không tiêu làm sao cho hết? Mẹo hay nên thử ngay!

Ăn không tiêu có nguy hiểm không? 

Khó tiêu là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Thông thường, tình trạng này sẽ tự khỏi sau vài ngày và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng có thể trở nên nguy hiểm hơn nếu bệnh nhân có các triệu chứng sau:

  • Đau âm ỉ dai dẳng đường tiêu hóa trên;
  • Nôn mửa thường xuyên, thậm chí có thể nôn ra máu;
  • Đi ngoài phân đen hoặc có máu;
  • Sụt cân bất thường không rõ nguyên nhân, vàng da, tức ngực, khó thở,…

Khi gặp những tình trạng trên, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ăn không ngon. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe của mình.

ăn không tiêu uống gì cho hết
Ăn không tiêu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người

Ăn không tiêu nên uống gì? Top 5+ thuốc thường dùng 

Ăn không tiêu uống gì cho hết là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Cùng tham khảo ngay một số loại thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh đường ruột sau:

Thuốc kháng acid

Khi lượng axit trong dạ dày tiết ra nhiều sẽ ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng bình thường của dạ dày, gây khó tiêu, trào ngược dạ dày, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa và các bệnh khác. Lúc này, thuốc kháng axit sẽ hỗ trợ trung hòa axit dịch vị, tăng cường hàng rào chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế mắc các bệnh lý trên.

Một số thuốc kháng antacid như: Maalox, Rolaids, Riopan và Mylanta.

Thuốc kháng histamin H2

Các thuốc kháng histamin H2 như Pepcid, cimetidin, ranitidin,… có khả năng cạnh tranh với histamin tại vị trí gắn kết tế bào thành, từ đó ngăn chặn sự tiết acid dịch vị quá mức gây tổn thương niêm mạc dạ dày, giúp ổn định chức năng tiêu hóa có thể điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét thực quản và nhiều bệnh lý khác.

Thuốc ức chế bơm proton

Tình trạng tăng axit sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày, trào ngược axit, ợ chua, khó tiêu,… Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ức chế số lượng thụ thể sản sinh axit trong dạ dày, từ đó làm giảm nồng độ axit trong dạ dày,cải thiện tình trạng trên nhanh chóng.

Người bị đầy bụng khó tiêu có thể sử dụng một số loại thuốc ức chế bơm proton như: Omeprazol, Aciphex, Nexium, Prevacid, Prilosec, Protonix, Zegerid.

Thuốc điều hoà co bóp dạ dày

Thuốc điều hòa co bóp dạ dày giúp điều hòa nhu động ruột và ổn định sự co bóp của dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách ổn định hơn và cải thiện nhanh các triệu chứng như khó tiêu, táo bón, đầy hơi. Một số thuốc điều hòa co bóp dạ dày: metoclopramide, domperidone…

Thuốc hỗ trợ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa gồm nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan thực hiện một chức năng riêng, trong đó có quá trình phân giải thức ăn thành các phân tử nhỏ để tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn nhờ các enzym và dịch tiêu hóa. Các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa như Neopeptine, Festal,… giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được thuận lợi nên rất hữu ích trong việc điều trị chứng khó tiêu.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng men tiêu hóa Menpeptine với các thành phần từ thiên nhiên, an toàn lành tính cho sức khỏe của người dùng, không gây tác dụng phụ trong suốt quá trình sử dụng. Sản phẩm giúp bổ sung enzyme tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, ăn không ngon,… giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

ăn không tiêu uống gì cho hết
Sử dụng men tiêu hóa Menpeptine cho sức khỏe tiêu hóa của cả gia đình

Thuốc kháng sinh

Khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa và gây khó tiêu, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng kháng sinh để điều trị. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng là: metronidazole, amoxicillin, clarithromycin và levofloxacin.

Xem thêm >>> [GIẢI ĐÁP] Đầy bụng ăn không tiêu uống thuốc gì?

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị chứng ăn không tiêu?

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nắm khi sử dụng thuốc để điều trị chứng ăn không tiêu: 

Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa, điều trị chứng khó tiêu có thể gây buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, bí tiểu và các phản ứng phụ có hại cho hệ tiêu hóa. Người bệnh không được tự mua thuốc điều trị mà phải đi khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh, tư vấn, kê đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp, bảo đảm an toàn sức khỏe cho bản thân.

Không lạm dụng thuốc

Lạm dụng thuốc trong thời kỳ khó tiêu sẽ làm suy giảm chức năng bình thường của các cơ quan tiêu hóa, khiến tình trạng khó tiêu diễn ra thường xuyên hơn và có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Kết hợp sử dụng thuốc với thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

Việc xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cũng góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa: 

  • Uống đủ nước mỗi ngày thúc đẩy quá trình tiêu hóa và loại bỏ độc tố.
  • Thói quen ăn uống: nhai chậm, ăn thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên trong ngày, hạn chế đồ cay, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, rượu, bia, cà phê,… để hạn chế áp lực cho dạ dày và giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn. Bổ sung chất xơ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và đào thải các chất cặn bã.
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn vì có thể chèn ép cơ hoành, làm căng áp lực dạ dày gây đau bụng, chướng bụng, khó tiêu.
  • Thói quen vận động: Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như thể dục dưỡng sinh, yoga, đi bộ,… có thể giúp khí trong cơ thể lưu thông tốt hơn, dễ dàng thải khí thừa trong bụng, cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
  • Để tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của hệ tiêu hóa. 
  • Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có ga, thuốc lá. 
ăn không tiêu uống gì cho hết
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường quá trình tiêu hóa

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cơ bản giúp bạn trả lời được cho câu hỏi ăn không tiêu uống gì cho khỏi. Hi vọng bạn sẽ sớm xây dựng được một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và chọn ra sản phẩm phù hợp giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh!

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866

Email: medipharusa2018@gmail.com

Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://menpeptine.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua Ngay