Không tiêu hóa được là tình trạng diễn ra phổ biến ở người mắc các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, khiến thức ăn bị ứ đọng và gây khó chịu cho người bệnh. Vậy không tiêu hóa được thì nên ăn gì cho mau khỏi bệnh? Đâu là những loại thức ăn kiêng kỵ với người bị rối loạn tiêu hóa? Giải đáp thắc mắc trên ngay trong bài viết sau đây của chúng tôi!
Nội dung bài viết
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Hệ thống tiêu hóa có vai trò chuyển đổi chất dinh dưỡng thô thành các dạng đơn giản hơn để có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa và đi vào máu. Ngoài ra, hệ tiêu hóa cũng giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
Rối loạn chức năng tiêu hóa là hội chứng do cơ vòng của hệ tiêu hóa co thắt bất thường khiến người bệnh mắc phải các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, rối loạn chức năng hệ tiêu hóa.
Theo các chuyên gia, rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý. Đây là hậu quả của một số nguyên nhân như viêm đại tràng, viêm ruột, mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, chế độ ăn uống không khoa học,… Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu diễn ra thường xuyên sẽ có tác động xấu đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh để lâu và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, ung thư ruột kết…
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến chứng ăn không tiêu gồm:
Chế độ ăn uống không hợp lý
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa. Việc sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, ôi thiu, ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm lên men, cay nóng và các thói quen không tốt khác sẽ làm rối loạn hệ vi sinh vật đường tiêu hóa. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong ruột, dẫn đến hội chứng này.
Bên cạnh đó, lạm dụng rượu bia sẽ giết chết một lượng lớn lợi khuẩn, gây rối loạn chức năng đường ruột, hệ tiêu hóa. Ngoài ra, đồ uống có cồn có thể bào mòn lớp chất nhầy trên thành dạ dày và ruột, làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, ruột, gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng với các triệu chứng đau bụng và đi cầu (phân lỏng, nát, nát,…).
Bệnh đường tiêu hóa
Bệnh đại tràng, viêm dạ dày, viêm loét dạ dày,… ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dẫn đến hội chứng ruột kích thích.
Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột
Hệ vi khuẩn đường ruột có chức năng điều hòa quá trình tiêu hóa và lên men ở ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, quá trình chuyển hóa thức ăn bị gián đoạn dẫn đến lợi khuẩn bị tiêu diệt. Nguyên nhân của việc mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là do lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài, nhất là ở trẻ em.
Căng thẳng mãn tính
Mọi người đều có một lượng hormone serotonin nhất định trong hệ thống tiêu hóa của họ. Loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cảm xúc. Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, mức độ hormone này có thể tăng lên và ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bạn.
Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài có thể cản trở quá trình lưu thông máu trong ruột, ảnh hưởng đến chức năng co bóp của dạ dày. Thức ăn có thể vẫn còn trong ruột hoặc nhanh chóng đi ra ngoài. Điều này có thể gây đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Xem thêm >>> Ăn không tiêu làm sao cho hết? Mẹo hay nên thử ngay!
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Một số triệu chứng thường thấy của bệnh rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu như sau:
- Đầy bụng, khó tiêu: Rối loạn tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn chưa được tiêu hóa hết tồn đọng trong đường tiêu hóa khiến người bệnh thường xuyên bị đầy bụng, ợ hơi, ợ chua liên tục, nhất là sau khi ăn.
- Đau bụng âm ỉ hoặc đau nhói: Người bệnh có thể đau vùng bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới. Cơn đau đặc biệt dữ dội khi ăn đồ cay hoặc ngộ độc thực phẩm.
- Chán ăn: Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, người bệnh thường có các biểu hiện như đắng miệng, ăn không tiêu, chán ăn.
- Buồn nôn và nôn: Đường tiêu hóa bị kích thích làm giảm hấp thu thức ăn. Thức ăn có thể trào ngược lên thực quản, gây buồn nôn và nôn.
- Rối loạn đại tiện: Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa khiến người bệnh bị táo bón hoặc đi tiêu nhiều lần trong ngày. Tình trạng kéo dài này, đặc biệt là tiêu chảy, có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Khi bị chứng rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu, bạn nên bổ sung ngay các loại thực phẩm sau đây vào thực đơn hàng ngày của mình, gồm:
Chuối – cung cấp chất điện giải cho cơ thể
Do hàm lượng kali cao và giàu chất điện giải, chuối là một trong những thực phẩm cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Chuối giúp hấp thụ chất lỏng còn sót lại trong khoang ruột, phục hồi lợi khuẩn, hạn chế tình trạng tiêu chảy. Đồng thời bổ sung chất điện giải trong trường hợp nôn trớ, tiêu chảy.
Sữa chua – tốt cho sức khỏe đường ruột
Sữa chua chứa hàm lượng men vi sinh cao và nhiều loại vi khuẩn có lợi, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, duy trì sức khỏe đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho con người. Do đó, sữa chua có thể hỗ trợ điều trị táo bón và ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu và đi tiêu.
Táo – cung cấp nguồn chất xơ dồi dào
Táo giàu chất xơ gọi là pectin. Chất xơ này được các vi khuẩn có ích trong ruột kết phân hủy làm tăng khối lượng phân và di chuyển qua ruột, hỗ trợ tốt cho người bị bệnh táo bón và tiêu chảy. Ngoài ra, chất xơ trong táo đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột.
Trái cây với Vitamin C – Làm dịu hệ thống ruột
Vitamin C trong cam, quýt, bưởi, ổi và các loại trái cây khác ngoài khả năng chống oxy hóa mạnh và có thể loại bỏ chất thải trong cơ thể, còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa, làm dịu hệ thống đường ruột. Vì vậy, những người bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là mất nước do tiêu chảy nên sử dụng những loại quả này.
Khoai lang – kích thích tiêu hóa, chống viêm loét dạ dày
Do hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao, khoai lang là thực phẩm tiêu hóa tuyệt vời giúp ngăn ngừa và hỗ trợ loét dạ dày đồng thời bảo vệ chống lại các gốc tự do của cơ thể.
Nhưng cần lưu ý rằng, người bị tiêu chảy không nên ăn khoai lang, vì chất xơ trong khoai lang có thể kích thích nhu động ruột làm tiêu chảy nặng hơn.
Gừng – Giảm nhanh các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu
Đặc tính nổi bật của gừng là kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Gừng được công nhận là một vị thuốc chống nôn và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa cực kỳ hiệu quả. Nhờ khả năng tăng nhu động ruột để đẩy thức ăn xuống ruột non nên gừng có tác dụng giải quyết các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, co thắt dạ dày,…
Đu đủ – giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt
Đu đủ chứa loại enzyme tiêu hóa papain, hỗ trợ quá trình tiêu hóa protein bằng cách phá vỡ các sợi protein. Ngoài ra, các enzym có trong đu đủ còn giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích như đầy bụng, táo bón,… Vì vậy, đu đủ là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa.
Ngoài ra, đối với người bị rối loạn chức năng tiêu hóa nên ăn cháo thay cơm bởi cháo không chỉ là món ăn bổ dưỡng, giàu chất dinh dưỡng mà còn giúp người bệnh dễ tiêu hóa hơn.
Xem thêm >>> Ăn không tiêu uống gì cho hết? Lời khuyên từ chuyên gia
Rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?
Người bị chứng rối loạn tiêu hóa cần kiêng kỵ một số loại thức ăn sau đây để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn:
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, thức ăn nhanh, các món chiên xào,… sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa, khi nạp một lượng lớn vào cơ thể sẽ dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đại tiện ra máu rất nghiêm trọng. Vì vậy, đây là nhóm thực phẩm người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh xa.
Thức ăn tái, sống
Thịt tái chưa nấu chín, nộm, rau sống, gỏi cá, tiết canh,… đều có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Những người mắc các bệnh về hệ tiêu hóa có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu vẫn dùng những loại thực phẩm này.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Bánh ngọt, soda, socola,… được xem là kẻ thù của bệnh nhân mắc các bệnh về hệ tiêu hóa. Những loại thực phẩm này có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và ruột kết, khiến tình trạng ợ hơi, ợ chua và đầy hơi trở nên tồi tệ hơn.
Bia, rượu, chất kích thích
Bia, rượu, chất kích thích không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn được xếp vào nhóm thực phẩm gây ngộ độc, gây kích ứng hệ tiêu hóa và cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Những người có vấn đề về tiêu hóa thường không dung nạp được đường Lactose, vì vậy sữa và các sản phẩm từ sữa không nên có trong thực đơn hàng ngày.
Nếu tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu hệ tiêu hóa bị rối loạn dai dẳng với tần suất tái phát nhiều, không thuyên giảm dù đã bổ sung những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa thì bạn nên chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm ra nguyên nhân vì chứng rối loạn tiêu hóa mà bạn đang gặp phải rất có thể liên quan đến gan.
Bên cạnh đó, bạn có thể chọn bổ sung men tiêu hóa Menpeptine để tăng cường enzyme tiêu hóa, thúc đẩy quá trình phân giải thức ăn, hạn chế các chứng bệnh về đường tiêu hóa như đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng,… Sản phẩm được làm từ các thành phần thiên nhiên tuyệt đối an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình, giúp bạn an tâm bảo vệ sức khỏe tiêu hóa cả nhà.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi không tiêu hóa được nên ăn gì. Hãy bổ sung Menpeptine ngay hôm nay cho đường ruột thêm chắc khỏe, không lo bệnh về tiêu hóa!
Liên hệ với chúng tôi theo
Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
Website: https://menpeptine.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany