Trứng được xem là loại thực phẩm tiện dụng, đơn giản và dễ tìm mua nhất. Trứng có thể chế biến được rất nhiều loại thức ăn khác nhau từ đơn giản đến cầu kỳ. Vậy trứng mang lại giá trị dinh dưỡng như thế nào với cơ thể người? Khi bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng không? Xem ngay những lưu ý bên dưới đây để có cách dùng trứng phù hợp nhất!
Nội dung bài viết
Công dụng của trứng đối với cơ thể
Trứng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người như:
- Trứng rất giàu protein, vitamin A, D, B12, phốt pho, selen, canxi, kẽm, sắt và các khoáng chất khác. Vì thế, người bị bệnh chán ăn có thể dùng nhiều trứng hơn để bổ sung đủ vitamin, protein và khoáng chất cho cơ thể.
- Trứng cũng rất giàu choline, chất giúp cải thiện trí nhớ, rất tốt cho phụ nữ mang thai và người già.
- Ăn trứng thường xuyên rất tốt cho sự phát triển của cơ thể và hệ thần kinh, giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, chống đông máu, ngăn ngừa quá trình lão hóa, tai biến, đột quỵ,…
- Trứng cũng giúp bổ mắt và ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng do giàu dưỡng chất carotenoid.
Người bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng?
Theo các chuyên gia, trứng vẫn được dùng cho người bị bệnh rối loạn tiêu hóa một cách bình thường (khoảng 3 lần/tuần) giúp bổ sung vitamin D, loại vitamin kháng viêm trong bệnh đường ruột.
Tùy theo khả năng hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng sau khi ăn trứng mà bạn cần áp dụng cách chế biến phù hợp, cụ thể:
- Trứng luộc chín (có vỏ) 99%
- Trứng luộc hoặc hấp không có vỏ là 97%.
- Trứng tráng nóng là 98%.
- Trứng chiên bị cháy 81,1%. Khi đun nấu ở nhiệt độ cao, các vitamin A, D, E, K và các vitamin tan trong chất béo, tan trong nước sẽ bị hao hụt.
- Trứng nấu với sữa hoặc nước là 92,5%.
- Ăn trứng sống là 30-50%.
Tổng kết lại, có thể khẳng định rằng trứng luộc có tỷ lệ hấp thu dinh dưỡng cao nhất. Vì thế, bên cạnh việc tìm hiểu có nên dùng trứng khi bị rối loạn tiêu hóa hay không thì bạn cũng nên chú ý đến cách chế biến cho phù hợp để trứng mang lại hiệu quả tốt hơn.
Cách luộc trứng đúng để giữ đủ chất dinh dưỡng
Cách luộc trứng đúng cách như sau: cho nước lạnh vào nồi, rửa sạch trứng rồi bỏ vào nồi và đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước ấm. Sau khi nước sôi, tiếp tục đun nhỏ lửa trong 2 phút, tắt bếp và ngâm trứng trong nồi thêm 5 phút nữa. Phương pháp luộc trứng này giúp trứng được mềm và chắc mà không bị cứng.
Thời gian luộc trứng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu hóa của cơ thể. Chẳng hạn, luộc một quả trứng trong 3 phút sẽ cho ra trứng tái, khi ăn vào thời gian tiêu hóa mất khoảng 90 phút. Luộc một quả trứng gần chín trong 5 phút thì cơ thể cần khoảng 2 giờ để tiêu hóa. Còn đối với trứng đã được luộc chín, cơ thể mất khoảng 3 giờ 15 phút để tiêu hóa hoàn toàn.
Trứng luộc trong vòng 5 phút sẽ mềm và có mùi thơm béo ngậy và giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn. Vì thế, khi bị rối loạn tiêu hóa bạn nên dùng trứng luộc để đảm bảo chất dinh dưỡng cao nhất khi ăn.
Cần lưu ý rằng, trứng rất giàu protein, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất và tăng tải trọng. Vì vậy, người già và trẻ em chỉ ăn một quả/ngày. Thanh thiếu niên và người trung niên có thể ăn 2 quả/ ngày.
Xem thêm >>> Nguyên nhân và cách điều trị triệu chứng của đầy bụng khó tiêu
Lưu ý về việc ăn trứng cho người bị rối loạn tiêu hóa
Người bị rối loạn tiêu hóa nên lưu ý một số điểm sau khi dùng trứng, gồm:
- Chỉ nên ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần, không lạm dụng quá nhiều vì có thể dẫn đến tình trạng cholesterol trong cơ thể tăng cao.
- Nên dùng trứng luộc chín kỹ vì trứng sống có thể chứa vi khuẩn có hại cho niêm mạc dạ dày. Nên chế biến thành trứng luộc, trứng hấp, hạn chế ăn trứng rán, vì chứa nhiều dầu mỡ, dễ gây khó chịu đường tiêu hóa.
- Đối với các loại trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao như trứng đà điểu, trứng ngỗng, trứng vịt chỉ nên ăn 1-2 quả/tuần.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh nên ăn uống như thế nào?
Khi bị rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì người bệnh cũng nên chú ý đến vấn đề ăn uống, chẳng hạn như:
- Uống đủ nước mỗi ngày, nên uống vào buổi sáng và trước bữa ăn 30 phút vì nước giúp cơ thể vận chuyển thức ăn dễ dàng hơn.
- Dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bánh mì để tăng cường chất xơ, cho hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh.
- Nên ăn trứng luộc hoặc cá biển 3 lần/tuần để bổ sung thêm vitamin D, giúp kháng viêm cho đường ruột.
- Nên dùng thịt gà, vịt, cá vì chúng dễ tiêu hơn các loại thịt đỏ và cung cấp nhiều chất đạm cho cơ thể.
- Các loại trái cây như chuối, ổi, nho và các loại củ như khoai lang, cà rốt… chứa nhiều chất xơ, vitamin, đặc biệt là vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế mệt mỏi do cảm lạnh và rối loạn tiêu hóa.
- Rối loạn tiêu hóa có thể mang đến cho người bệnh cảm giác chán ăn, vì thế, bạn nên ưu tiên ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp,… hay những thực phẩm giàu kali và vitamin B6 tốt cho cơ thể con người.
Người bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?
Dưới đây là một số loại thức ăn mà người bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng kỵ, cụ thể:
Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ
Đồ chiên rán, đồ ăn nhanh là nhóm thực phẩm người bệnh hệ tiêu hóa nên tránh xa. Nếu cơ thể dung nạp nhiều loại thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn đại tiện nặng hơn.
Tránh thức ăn sống, tái
Nộm, rau sống, gỏi cá, tiết canh… có thể chứa nhiều loại vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa, gây ngộ độc khi ăn.
Hạn chế đồ ăn nhiều đường
Người bị rối loạn tiêu hóa cần tránh ăn bánh ngọt, nước ngọt, socola,… Bởi chúng có thể gây áp lực lên dạ dày, đại tràng.
Kiêng sữa và các chế phẩm từ sữa
Không dùng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa nếu nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa là do không dung nạp được đường Lactose trong sữa khiến Lactose bị dư thừa gây đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy
Không uống bia, rượu, chất kích thích
Bia, rượu, thuốc lá nằm trong danh sách những thứ mà người bị rối loạn tiêu hóa cần tránh xa. Vì nhóm thực phẩm này có thể kích thích hệ tiêu hóa và cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
Xem thêm >>> Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh
Một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Một số loại thực phẩm tốt mà người bị bệnh rối loạn tiêu hóa nên sử dụng như:
- Bổ sung trái cây giàu vitamin C
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh giúp làm dịu hệ tiêu hóa, cải thiện các bệnh đường ruột một cách hiệu quả. Một số loại trái cây giàu vitamin C như: cam, quýt, ổi, bưởi, dứa… Có thể ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố, nước ép.
- Khó tiêu nên ăn nhiều sữa chua
Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
- Khoai lang
Khoai lang được xem là “thực phẩm vàng” cho hệ tiêu hóa vì chúng chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, khoai lang còn có khả năng ngăn ngừa việc hình thành các gốc tự do.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm men tiêu hóa Menpeptine được chế tạo từ các thành phần thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Sản phẩm giúp bổ sung thêm enzyme tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện các vấn đề đường ruột như khó tiêu, chướng bụng, chán ăn, ăn không ngon miệng. Menpeptine có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho cả nhà sử dụng.
Như vậy, bài viết trên đã trả lời câu hỏi người bị bệnh rối loạn tiêu hóa có ăn trứng được không. Bạn nên căn cứ vào tình trạng bệnh của mình để có cách chế biến phù hợp nhất, giúp bệnh cải thiện một cách nhanh chóng.
Liên hệ với chúng tôi theo
Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
Website: https://menpeptine.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany