[GIẢI ĐÁP] Bé 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

[GIẢI ĐÁP] Bé 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn với trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu không được chữa trị kịp thời. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân và cách phòng bệnh cho bé 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa trong bài viết sau đây!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Rối loạn tiêu hóa xảy ra khi các cơ vòng trong hệ tiêu hóa co bóp bất thường, dẫn đến đau bụng và nhiều thay đổi khác trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

Rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nhưng lại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn,… do thiếu các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, nếu hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn lâu ngày sẽ trở thành bệnh mãn tính, tái phát thường xuyên khi trẻ lớn lên.

bé 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa
Tìm hiểu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Xem thêm >>> Những biểu hiện của trẻ bị đầy bụng khó tiêu – Cách xử lý nhanh nhất

Triệu chứng thường thấy khi bé 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa

Một số triệu chứng thường thấy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa bố mẹ cần nắm để có cách chữa trị phù hợp như sau:

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân lỏng. Đây là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, thường do nhiễm vi rút gây bệnh đường ruột hoặc nhiễm vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc ăn phải thức ăn bị ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh.  

Tiêu chảy là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nếu để lâu ngày có thể gây mất nước, mất chất điện giải, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bổ sung nước và chất điện giải kịp thời.

Táo bón

Táo bón cũng là triệu chứng thường thấy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Đây là trường hợp trẻ 2-3 ngày mới đi một lần, phân khô, cứng, to, lẫn thành khuôn… bụng căng tức và khó đại tiện, dẫn đến biếng ăn, sợ ăn, đau bụng, chậm phát triển.

Nguyên nhân khiến bé bị táo bón có thể là do bé ăn đồ chiên rán và các loại đồ ăn khác khó tiêu hóa như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng, đồ ăn nhiều đạm, trẻ ăn ít chất xơ, uống ít nước, và không ăn trái cây,… 

Ngoài ra, trẻ sinh non, suy giáp, nứt hậu môn, trẻ bị phình bụng đại tràng bẩm sinh, uống nhiều kháng sinh cũng rất dễ bị táo bón.

Nôn trớ

Nôn là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra khỏi miệng do việc gắng sức của cơ thể. Đa số trẻ sơ sinh đều bị trào ngược dạ dày trong vài tháng đầu đời. Đây là hiện tượng sinh lý và không có gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên, khi được 1 tuổi mà bé vẫn thường xuyên bị nôn trớ, chậm tăng cân, chán ăn,… Lúc này có thể bé đã bị rối loạn hệ tiêu hóa hoặc mắc các bệnh đường ruột, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để biết được tình trạng hiện tại.

bé bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ nôn trớ khi bị rối loạn tiêu hóa

Biếng ăn

Trẻ có thể gặp tình trạng đầy bụng và chướng hơi khi bị rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng bao gồm đầy bụng thường xuyên và ợ hơi liên tục. Điều này khiến trẻ ăn ít hơn, lười ăn do rối loạn tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng kém.

Đi ngoài phân nát

Tình trạng này xảy ra do hệ tiêu hóa của bé có vấn đề, thức ăn không được tiêu hóa tốt dẫn đến phân nát.

Đi phân sống

Việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, số lượng vi khuẩn xấu tăng cao gây rối loạn quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã kém. Tình trạng này dẫn đến việc bé đi ngoài phân lỏng, có chất nhầy, thậm chí là phân lẫn máu.

Đau bụng

Rối loạn tiêu hóa có thể gây đau dạ dày, khiến bé quấy khóc, bụng chướng, đỏ mặt, hai chân co lên bụng, hai tay nắm chặt,…

bé bị rối loạn tiêu hóa
Đau bụng là dấu hiệu thường thấy khi bé bị rối loạn tiêu hóa

Tăng cân chậm

Khi hệ tiêu hóa mắc bệnh, khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng trở nên khó khăn hơn dẫn đến tình trạng chậm tăng cân. Ngoài việc theo dõi cân nặng của trẻ, cha mẹ cũng nên quan sát phân, nước tiểu, thói quen ăn uống của trẻ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Nguyên nhân khiến bé 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa gồm:

Hệ thống tiêu hóa không hoàn chỉnh

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn, dễ xảy ra vấn đề khi ăn phải thức ăn lạ, thức ăn kém chất lượng. Ngoài ra hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên dễ bị vi khuẩn và virus trong thực phẩm tấn công.

Sử dụng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh lâu dài cho trẻ nhỏ có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, bởi kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

Khi trẻ ăn phải thức ăn bị ôi thiu, không hợp vệ sinh, ăn sống hoặc nấu chưa chín kỹ hay xử lý thức ăn bằng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra tình trạng ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện của tình trạng này là trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ. Một số trường hợp, tiêu chảy và táo bón có thể luân phiên nhau.

bé 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa
Bé ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh

Môi trường sống không sạch sẽ

Môi trường sống bị ô nhiễm nhiều khói bụi, tiếng ồn, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh,… khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây rối loạn tiêu hóa ở bé.

Biến chứng của các bệnh khác

Một số bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột… có thể gây ra các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa. Vì vậy, bố mẹ nên điều trị triệt các bệnh lý trên nhằm hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Loạn khuẩn đường ruột

Lợi khuẩn có vai trò duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe đường ruột. Nếu hệ vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng, vi khuẩn có hại nhiều hơn vi khuẩn có lợi, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, phân có nhầy.

Xem thêm >>> Rối loạn tiêu hoá ở trẻ 7 tuổi do những nguyên nhân nào và biểu hiện ra sao?

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả cho trẻ

Một số cách điều trị chứng rối loạn tiêu hóa tốt nhất cho trẻ như sau:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Một phần quan trọng trong điều trị rối loạn tiêu hóa là điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ. Đảm bảo trẻ được ăn đủ các chất dinh dưỡng quan trọng. Bố mẹ nên tăng cường chất xơ, cho bé uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
  • Điều chỉnh lịch trình ăn uống: Tạo một lịch trình ăn uống đều đặn cho trẻ để giúp cơ thể tổ chức quá trình tiêu hóa tốt hơn. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít trong mỗi bữa ăn.
  • Sử dụng probiotics: Probiotics giúp cân bằng vi khuẩn trong ruột và cải thiện tiêu hóa. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết loại probiotics cũng như liều lượng phù hợp cho trẻ.
  • Hạn chế thực phẩm gây kích ứng: Xác định những loại thực phẩm gây kích ứng tiêu hóa cho trẻ và hạn chế sử dụng chúng trong chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm như bánh kẹo ngọt, thức uống có ga, đồ chiên và thực phẩm có hàm lượng chất béo cao có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Theo dõi và ghi chép: Quan sát các triệu chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ và ghi chép lại để phát hiện ra loại thực phẩm không phù hợp với trẻ. Điều này giúp bố mẹ xác định được nguyên nhân gốc rễ gây nên chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Tiêm phòng: Tiêm phòng đầy đủ cho bé theo quy định của bác sĩ. Một số bệnh như viêm ruột, viêm gan và sốt xuất huyết có thể gây rối loạn tiêu hóa, và tiêm phòng sẽ giúp trẻ tránh được những căn bệnh này.
  • Định kỳ đưa trẻ đi khám sức khỏe để theo dõi sự phát triển và chức năng tiêu hóa của trẻ. Bác sĩ có thể cung cấp những lời khuyên và hướng dẫn phù hợp cho việc chăm sóc và phòng bệnh rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm men tiêu hóa Menpeptine với các thành phần từ thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho trẻ. Sản phẩm có dạng siro vị ngọt thơm ngon giúp bố mẹ dễ dàng cho trẻ sử dụng. Menpeptine hỗ trợ tăng cường enzyme tiêu hóa, kích thích quá trình phân hủy thức ăn, cho bé ăn ngon, hạn chế bệnh tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu,… Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng men tiêu hóa, tránh làm ảnh hưởng đến đường ruột còn non yếu của bé.

bé 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa
Sử dụng men tiêu hóa Menpeptine để hỗ trợ tiêu hóa tốt cho bé mỗi ngày

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cách chữa trị hiệu quả cho trẻ 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, khỏe mạnh hơn mỗi ngày!

Liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 0903.893.866

Email: medipharusa2018@gmail.com

Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://menpeptine.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany

Youtube: https://www.youtube.com/ 

Tiktok: https://www.tiktok.com/@medipharusa.official

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *