Nguyên nhân và triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở người lớn

Nguyên nhân và triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở người lớn

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở người lớn xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do vi khuẩn và virus. Nếu để bệnh kéo dài không có cách điều trị đúng đắn sẽ khiến tình trạng này thêm nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tham khảo ngay những cách chữa trị và phòng bệnh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất!

Nội dung bài viết

Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm trùng đường tiêu hóa (hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng) bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện phổ biến nhất của bệnh là tiêu chảy cấp với phân lỏng hoặc nhầy ngắt quãng kéo dài vài ngày. Cũng có trường hợp xuất hiện triệu chứng kiết lỵ.

Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa không quá nặng. Tuy nhiên, bạn không được lơ là hoặc bỏ qua việc theo dõi và điều trị. Nếu để bệnh phát triển phức tạp hơn sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Một số triệu chứng thường thấy của bệnh gồm:

Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng đầu tiên ở hầu hết bệnh nhân nhiễm trùng đường tiêu hóa. Nó đặc trưng bởi đau quặn bụng và đau liên tục. Tình trạng này diễn ra 3-5 phút một lần khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và không thể làm việc, sinh hoạt một cách bình thường.

nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở người lớn
Đau bụng là tình trạng thường thấy khi bị nhiễm khuẩn đường ruột

Tiêu chảy

Tiêu chảy là điều không thể tránh khỏi khi bạn bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh về hệ tiêu hóa. Bởi một khi đã nhiễm bệnh, mầm bệnh sẽ hoạt động mạnh khiến người bệnh phải đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Ăn không ngon miệng

Đau bụng, tiêu chảy,… khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Hiện tượng này có thể dẫn đến giảm cân nhanh chóng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể thiếu hụt lợi khuẩn sẽ khiến chúng ta thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, trầm cảm, lo lắng. Tình trạng này lâu dần có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và chất lượng giấc ngủ.

nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở người lớn
Nhiễm khuẩn đường ruột khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn
Xem thêm >>> Đầy bụng là như thế nào? Cách khắc phục hiệu quả nhất

Tác nhân và nguồn lây gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Những nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gồm:

Tác nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hóa là gì?

Tác nhân gây bệnh chính là do các vi sinh vật gây hại. Ngoài ra, bệnh còn xảy ra do:

  • Nước bị ô nhiễm: Nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể xảy ra khi tiếp xúc với nước bị ô nhiễm. Vì vậy, bạn chỉ nên uống nước đun sôi hoặc nước đã được khử trùng kỹ lưỡng.
  • Vệ sinh kém: Vệ sinh không kỹ càng trước khi ăn uống cũng có thể làm lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Chính vì thế, bạn cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để vi trùng không xâm nhập vào cơ thể.

Các nguồn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa là gì?

Như đã đề cập ở trên, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa chủ yếu là do các sinh vật khác nhau tồn tại và phát triển ở nhiều nơi trong đường ruột. Và nguồn lây lớn nhất chính là từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Hiện nay trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các loại thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ khiến nguy cơ nhiễm trùng đường ruột là rất cao. 

Ngoài ra, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột cũng có nhiều trong một số loại thịt và cá. Đặc biệt, nó còn xuất hiện hàm lượng độc tố và thủy ngân khá cao. Thông thường đồ hộp là một trong những môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của chúng.

Hiện nay nhiều người có thói quen ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đây là nơi vi khuẩn E. coli hiện diện với số lượng lớn và chúng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp vệ sinh, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh tay chân không sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.

nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Rau sống không được rửa kỹ có thể gây nhiễm khuẩn đường ruột

Ai có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột?

Các nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cao nhất gồm:

  • Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh: do hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành nên dễ bị vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng tấn công. Theo các kết quả thống kê cho thấy, có đến 1/9 số ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới liên quan đến việc trẻ bị tiêu chảy kéo dài do nhiễm khuẩn.
  • Người lớn tuổi: Hệ miễn dịch và tiêu hóa yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.
  • Người sống trong điều kiện mất vệ sinh: Đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển và lây lan nhanh chóng của các loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Nhiễm trùng đường ruột khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng nguy hiểm sau:

  • Sốt cao
  • Đau bụng nặng, kéo dài
  • Có máu hoặc chất nhầy trong phân.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2-3 ngày.
  • Cơ thể có dấu hiệu mất nước.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu nếu:

  • Dấu hiệu mất nước (không đi tiểu, mặt nhợt nhạt, mắt trũng sâu, tay chân lạnh, hay cáu gắt).
  • Trẻ bị đau bụng dữ dội.
  • Con không bú mẹ
nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Một số biểu hiện nguy hiểm cần đến gặp bác sĩ sớm

Biến chứng của nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột ít gây biến chứng cho người lớn khỏe mạnh và thường khỏi trong vòng một tuần. Các biến chứng thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi do hệ thống miễn dịch yếu và sẽ phát triển thành bệnh nặng nếu không được điều trị sớm. Cụ thể gồm:

  • Sốt cao.
  • Đau cơ.
  • Không thể kiểm soát nhu động ruột.
  • Suy thận.
  • Chảy máu đường ruột.
  • Thiếu máu.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột

Bác sĩ sẽ kê đơn điều trị nhiễm trùng đường ruột dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng bệnh. Một số biện pháp thường được sử dụng bao gồm:

  • Bù nước: Đây là một biện pháp khắc phục tại nhà rất quan trọng. Có thể bù nước và chất điện giải bị mất do nôn mửa, tiêu chảy bằng cách giải bổ sung oresol pha đúng tỷ lệ, nước dừa, nước cháo,… Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, nên bù nước trong 12 giờ đầu tiên, sau đó là các cữ bú sữa công thức với số lần nhiều hơn bình thường.
  • Nghỉ ngơi nhiều để tăng tốc độ phục hồi.
  • Chia nhỏ bữa ăn với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, chẳng hạn như chuối, bánh quy giòn, bánh mì hoặc cơm.
  • Điều trị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn: Người bệnh có thể được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh như cotrimoxazole, kháng sinh imidazole,…
nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở người lớn
Ăn chín, uống sôi và tập luyện thể dục hàng ngày để cơ thể thêm khỏe mạnh
Xem thêm >>> Bé uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mẹ phải làm sao?

Phòng ngừa bị nhiễm trùng đường ruột

Một số biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở người lớn gồm:

  • Cần thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo chất thải được phân loại và xử lý đúng cách để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc chạm vào vật nuôi.
  • Hạn chế ăn thịt hoặc trứng chưa được nấu chín
  • Uống nước đun sôi.
  • Nếu cơ thể có dấu hiệu nhiễm bệnh, không nên chế biến thức ăn cho người khác để tránh lây bệnh.
  • Làm sạch khăn trải giường, chăn và quần áo thường xuyên.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt bị ô nhiễm như: nhà vệ sinh, mặt bàn, điều khiển TV, tay nắm cửa, v.v.
  • Luôn tách thịt sống, hải sản, thịt gia cầm và trứng ra khỏi thực phẩm đã được chế biến.
  • Tránh ăn uống vỉa hè, hàng quán mất vệ sinh.
  • Tránh ăn salad sống, trái cây gọt vỏ và sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.

Một số lưu ý khi đi du lịch để tránh bị nhiễm khuẩn đường ruột gồm:

  • Chỉ sử dụng nước đóng chai để uống và đánh răng.
  • Tránh đồ uống có đá.
  • Chọn thực phẩm nấu chín và phục vụ nóng.
  • Tránh thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín, đặc biệt là thịt và hải sản.
  • Tránh mua đồ ăn ở các quán vỉa hè.

Ngoài ra, bạn có thể chọn bổ sung men tiêu hóa Menpeptine được điều chế từ các thành phần thiên nhiên có công dụng bổ sung enzyme tiêu hóa, tăng cường khả năng tiêu hóa, hạn chế các chứng rối loạn ở đường ruột như đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, ăn uống không ngon miệng, chán ăn,… giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột một cách hiệu quả.

nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở người lớn
Bổ sung Menpeptine cho cả nhà mỗi ngày để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Hi vọng với những chia sẻ trên bạn đã hiểu thêm về bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở người lớn để có cách chữa trị và phòng ngừa tốt nhất, thoải mái tận hưởng các món ăn mà không lo bệnh đường ruột!

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866

Email: medipharusa2018@gmail.com

Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://menpeptine.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua Ngay