guyên nhân và cách xử lý rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường

Nguyên nhân và cách xử lý rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở nhiều người, tuy nhiên với người bị tiểu đường thì tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn đến đường ruột của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị chứng rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường trong bài viết sau của chúng tôi!

Vì sao bệnh tiểu đường có khả năng gây ra rối loạn tiêu hóa?

Có tới 75% người mắc bệnh tiểu đường sẽ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa dù đó là trào ngược axit, viêm dạ dày, buồn nôn, hội chứng ruột kích thích hay chỉ là dị ứng với một số loại thực phẩm.

Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc diễn ra thường xuyên hơn tùy vào tác dụng phụ của bệnh tiểu đường, cụ thể:

  • Bạn bị tiểu đường trong một khoảng thời gian dài thì sau 10 năm, nguy cơ phát triển các vấn đề về đường tiêu hóa sẽ tăng lên và có nguy cơ bị tổn thương thần kinh trong ruột cao hơn.
  • Lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể làm hỏng các dây thần kinh và mô khác nhau, kể cả dây thần kinh trong đường tiêu hóa.
  • Chứng khó tiêu có thể là vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường: dạ dày tốn nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn, gây ra khó chịu cho người bệnh bao gồm buồn nôn và nôn. Bệnh tiểu đường thường ảnh hưởng đến ruột nhiều hơn là dạ dày, dễ gây ra chứng táo bón hoặc tiêu chảy.
rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây ra chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp
Xem thêm >>> Rối loạn tiêu hóa trong kỳ kinh nguyệt nên xử lý thế nào?

Những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đối với người bị tiểu đường

Dưới đây là một số ảnh hưởng của chứng rối loạn tiêu hóa đối với người bị bệnh tiểu đường:

Túi mật và ống dẫn mật

Theo cơ chế hoạt động thông thường thì khi chúng ta ăn, túi mật sẽ tiết dịch mật đã được dự trữ sẵn vào ruột để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu lượng đường trong máu cao và mắc bệnh tiểu đường trong một thời gian dài, thì khả năng co bóp của túi mật sẽ bị suy giảm, dẫn đến tắc mật và mật không thể bài xuất hoàn toàn xuống ruột.

Sự tích tụ dịch mật này sẽ mang đến hai mối nguy hại lớn: một là thức ăn khó tiêu, hai là dễ hình thành sỏi trong túi mật do dịch mật bị ứ đọng. Sỏi mật thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng chúng có thể gây đau hạ sườn phải, sốt, run và làm tăng lượng đường trong máu một cách bất thường mà không có lý do.

Thực quản

Tăng đường huyết có thể gây rối loạn nhu động thực quản gây khó chịu cho bệnh nhân với các triệu chứng như khó nuốt, nghẹn thức ăn, nóng rát ở ngực do trào ngược dạ dày thực quản, nặng hơn là đau tức ngực (có thể gây nhầm lẫn với đau thắt ngực do cơ tim bị thiếu máu).

Khi bạn có các triệu chứng trên, bác sĩ có thể đề nghị nội soi thực quản để loại trừ các nguyên nhân gây khó nuốt chẳng hạn như khối u thực quản, viêm thực quản hoặc nhiễm nấm thực quản.

rối loạn tiêu hóa ở người bệnh tiểu đường
Rối loạn tiêu hóa do bệnh tiểu đường gây khó chịu ở vùng thực quản

Dạ dày

Liệt dạ dày mãn tính do tiểu đường cũng là một biến chứng phổ biến. Người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn, nhanh no nên không ăn được nhiều. Người bệnh đái tháo đường sau khi ăn bị nôn nhiều lần cần nghĩ ngay đến bệnh liệt dạ dày do đái tháo đường. Chán ăn, ăn không tiêu, nôn trớ sẽ khiến người bệnh dễ bị suy nhược, cơ thể mệt mỏi do thiếu dinh dưỡng, có thể gây thiếu máu do thiếu vitamin và sắt.

Khi bị liệt dạ dày, thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn dẫn đến nhiều hệ lụy khác như: tụt huyết áp sau khi ăn do dịch tiêu hóa chậm hấp thu, thức ăn có thể bị kẹt lại gây tắc nghẽn dạ dày, phải nội soi cắt bỏ một phần dạ dày. Bên cạnh đó, việc thức ăn ứ đọng lâu ngày trong dạ dày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của đường huyết.

Viêm dạ dày khiến việc hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể trở nên khó khăn hơn, thuốc uống không hấp thụ được gây ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị và cũng là một trong những nguyên nhân khiến đường huyết dao động không ổn định.

Ở ruột và trực tràng

Bệnh tiểu đường cũng gây ra các biến chứng về ruột và trực tràng như đi ngoài phân lỏng hàng chục lần trong ngày. Bệnh nhân đi tiêu nhiều vào ban đêm hơn ban ngày. Đi ngoài thường xuyên ảnh hưởng phiền phức đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, không dám đi đâu xa, gây tâm lý mặc cảm, tự ti với căn bệnh của mình. Đi ngoài phân lỏng có thể xen kẽ với việc ngừng đi tiêu hoặc táo bón nhiều ngày.

Bên cạnh việc đi tiêu nhiều lần, cộng thêm cân nặng bị giảm sút, lúc này bạn nên kiểm tra xem lượng đường trong máu của bạn có quá cao không. Một số dẫn đến việc đi tiêu thường xuyên và có thể sụt cân như viêm đại tràng, xơ tụy, viêm ruột nhiễm trùng… Metformin và các chất ức chế alpha-glucosidase cũng có thể gây khó chịu đường ruột.

Thông thường, khi có đủ lượng phân trong trực tràng, nó sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống thần kinh trung ương rằng chúng ta cần đi tiêu. Khi đó, cơ vòng trực tràng sẽ giãn ra và co theo phản xạ kéo theo hàng loạt cơ khác để tống phân ra ngoài.

chứng rối loạn ở người tiểu đường
Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột và trực tràng

Táo bón

Người bị bệnh tiểu đường rất dễ bị táo bón. Đây là ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với hệ thống thần kinh tự chủ. Người bệnh thường có các biểu hiện như tụt huyết áp, số lần đi đại tiện giảm (dưới 3 lần/tuần), đau bụng dưới, phân khô cứng, có cảm giác vướng ở hậu môn, đại tiện khó, táo bón lâu ngày khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, ăn uống kém, vùng bụng luôn căng tức, cơ thể suy nhược.

Đặc biệt khi bị đái tháo đường, tình trạng táo bón sẽ khiến người bệnh không muốn ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng gây hạ đường huyết, dễ dẫn đến biến chứng nhiễm toan ceton do tích tụ amoniac hoặc nhiễm khuẩn.

Xem thêm >>> Rối loạn tiêu hóa sau khi mổ ruột thừa có nguy hiểm không?

Lời khuyên của các y bác sĩ

Với người bị bệnh tiểu đường khi gặp chứng rối loạn tiêu hóa cần:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo và đường, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thực phẩm không béo như cá, gà, trứng. Ngoài ra, hạn chế tiêu thụ cồn và uống đủ nước hàng ngày.
  • Kiểm soát đường huyết: Điều chỉnh mức đường huyết trong phạm vi bình thường có thể giúp cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa. Điều này đòi hỏi người bệnh tiểu đường tuân thủ chế độ ăn uống và uống thuốc đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên thảo luận với bác sĩ để xác định chế độ tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
  • Điều trị bệnh tiểu đường: Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường có thể giúp giảm các vấn đề tiêu hóa. Điều này bao gồm tuân thủ chế độ ăn uống, uống thuốc đúng liều, kiểm tra đường huyết đều đặn và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc để giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Các loại thuốc như các enzym tiêu hóa, chất làm dịu dạ dày hoặc thuốc chống co thắt có thể được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thay đổi lối sống: Ngoài các biện pháp trên, việc duy trì lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng. Hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá và tránh uống cồn quá mức cũng có thể giúp cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa.

Hiện nay, người bệnh có thể sử dụng men tiêu hóa Menpeptine với các thành phần thiên nhiên giúp bổ sung thêm enzyme tiêu hóa, tăng cường khả năng tiêu hóa của cơ thể, hạn chế các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ăn uống không ngon miệng,… Sản phẩm an toàn, lành tính không gây kích ứng cho người sử dụng nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi chọn Menpeptine.

rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường
Sử dụng Menpeptine để điều trị các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhất

Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa ở người bệnh tiểu đường để bạn tham khảo. Tuân thủ ngay các nguyên tắc trên để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh với sức khỏe bản thân!

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:

Hotline: 0903.893.866

Email: medipharusa2018@gmail.com

Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://menpeptine.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany

Youtube: https://www.youtube.com/ 

Tiktok: https://www.tiktok.com/@medipharusa.official

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *