Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra chứng đầy bụng trên buồn nôn để có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa cho cả gia đình, giúp bạn tận hưởng những bữa ăn không lo vấn đề đường ruột!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây đầy bụng trên buồn nôn
Đầy bụng trên buồn nôn có thể do thói quen ăn uống không khoa học hoặc ngộ độc thực phẩm gây ra. Bên cạnh đó, chứng bệnh này còn có thể là dấu hiệu của:
Chứng khó tiêu
Đầy bụng trên buồn nôn có thể là biểu hiện của chứng khó tiêu do người bệnh thường xuyên sử dụng: đồ uống có cồn; thức ăn giàu đạm; hải sản; thức ăn nhiều dầu mỡ; thức ăn tươi, sống.
Ngoài ra, nếu người bệnh ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ, ăn vặt nhiều thứ không tốt cho sức khỏe, nằm xuống ngay sau khi tập thể dục,… đều sẽ cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn và đầy hơi.

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Nhiễm H. pylori xảy ra khi vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày dẫn đến tổn thương dạ dày, gây viêm loét dạ dày, xuất huyết,… Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, đau bụng kèm theo ợ hơi, chướng bụng, chán ăn,…
Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây buồn nôn, đau bụng và đầy hơi. Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản làm tổn thương các cơ quan như thực quản, hầu họng và thanh quản.
Trào ngược axit dạ dày vào cổ họng và miệng có thể gây buồn nôn, chướng bụng, ợ hơi, nuốt khó, đau bụng trên vùng ngực,…
Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
Căng thẳng sẽ dẫn đến dạ dày bị co thắt gây ra tổn thương khiến người bệnh thường xuyên thấy đau vùng bụng, buồn nôn, khó chịu. Căng thẳng kéo dài sẽ làm cho tình trạng này thêm nặng hơn.

Loét dạ dày
Khi bị loét dạ dày lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương, viêm loét và chảy máu khiến bệnh nhân buồn nôn và đau bụng trên do dạ dày bị tổn thương. Tình trạng này còn kéo theo các biểu hiện khác như chướng bụng, ợ hơi, ợ chua… Người bệnh sẽ cảm thấy đau hoặc nôn nhiều hơn khi ăn đồ cay, đồ ăn quá chua, uống rượu bia…
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày do vi khuẩn, vi rút hoặc mầm bệnh xâm nhập làm phá vỡ hệ thống tiêu hóa của dạ dày và ruột. Một số dấu hiệu thường thấy của chứng bệnh này là đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, nếu bệnh nhân nôn và tiêu chảy liên tục sẽ dẫn đến suy nhược, mất nước.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa gây ra buồn nôn và đau bụng dai dẳng. Khi mắc chứng bệnh này, người bệnh thường đau ở vùng quanh rốn, sau đó lan xuống vùng bên dưới. Cơn đau ngày càng nặng hơn và phải tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh gây hại cho sức khỏe.

Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một dạng viêm ruột thừa tự phát, nó có thể xảy ra ở tất cả các khu vực của hệ thống tiêu hóa. Chứng bệnh này gây buồn nôn và đau vùng bụng dưới kèm theo tiêu chảy, sốt, mệt mỏi, đi ngoài ra máu,…
Xem thêm >>> Nguyên nhân và cách chữa trị chứng đầy bụng khó chịu thường xuyên
Hội chứng ruột kích thích
IBS là một chứng rối loạn chức năng của đại tràng. Những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh như buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy và đầy hơi.
Bệnh celiac
Bệnh celiac (không dung nạp được gluten) xảy ra do cơ thể phản kháng lại với các loại thực phẩm có chứa gluten. Chứng bệnh này thường có các biểu hiện như: buồn nôn, đầy bụng và tiêu chảy. Đây là căn bệnh nguy hiểm cần được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Viêm túi mật
Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng túi mật với các triệu chứng như buồn nôn, đau hạ sườn phải, sốt,… Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây thủng túi mật, nguy hiểm đến tính mạng.
Phụ nữ mang thai
Trong thời gian ốm nghén, bà bầu thường gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, đầy bụng, chán ăn, hiện tượng này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ. Mẹ bầu nên ăn uống khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Cách xử lý khi bị đầy bụng trên buồn nôn
Dưới đây là một số cách xử lý tình trạng đầy bụng trên buồn nôn bạn nên biết:
Đến bác sĩ để được thăm khám
Đầy bụng trên buồn nôn có thể tự khỏi khi có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc đúng cách. Tuy nhiên, khi bệnh kéo dài không khỏi bạn cần đến bác sĩ để kịp thời thăm khám và có cách chữa trị phù hợp nhất.
Một số triệu chứng cần đến gặp bác sĩ ngay như:
- Đau bụng dữ dội
- Nôn nhiều
- Đi ngoài liên tục
- Bệnh nhân mệt mỏi, lờ đờ và cơ thể suy yếu
- Đi ngoài ra máu nhiều
- Giảm cân liên tục
- Chán ăn, không có dấu hiệu thèm ăn
Không nên tự ý mua thuốc ở ngoài về để điều trị, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng để phát huy tốt nhất công dụng của thuốc, tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Cách phòng tránh chứng đầy bụng trên buồn nôn
Một số cách phòng tránh chứng đầy bụng trên buồn nôn bạn có thể áp dụng như sau:
Nếu bạn cảm thấy đầy bụng, buồn nôn và chướng bụng, có một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể sử dụng, chẳng hạn như:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước
- Thêm nhiều chất xơ
- Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, không nên tập quá sức
- Mát xa bụng
- Xông hơi
- Thoa 2 giọt dầu tràm lên bụng và ngực
- Pha 2 lát gừng mỏng với nước sôi, để nguội và uống
- Ăn nhiều thực phẩm như tỏi, quế, gừng, v.v.
- Ăn chậm, nhai chậm, không vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn
Giải pháp cụ thể khi bị đầy bụng trên buồn nôn
Dưới đây là những giải pháp cụ thể để chữa chứng đầy bụng trên buồn nôn bạn có thể áp dụng như:
Thay đổi chế độ ăn uống
Khi cảm thấy buồn nôn và đầy bụng, bạn nên xây dựng lại thực đơn của mình với:
- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu: cơm mềm, cháo loãng…
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây như cam, chuối, bưởi, táo…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: khoai lang, bơ, dâu tây, súp lơ xanh…
- Ăn sữa chua.
- Tránh thức ăn cay.
- Không ăn thức tái, sống.
- Uống đủ nước.
- Hạn chế uống đồ uống có gas, rượu bia,…

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Khi gặp phải tình trạng đầy bụng trên buồn nôn, bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn và không nên vận động mạnh, không ngồi vào bàn làm việc khi vừa ăn xong. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bệnh tiến triển tốt hơn.
Xem thêm >>> Hiểu đúng về chứng đầy bụng trên khó tiêu để điều trị hiệu quả
Tập luyện thể thao
Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt cho quá trình tiêu hóa. Bạn có thể tập thiền hoặc yoga để toàn thân được thư giãn, giảm căng thẳng. Ngoài ra, việc massage bụng thường xuyên cũng giúp thức ăn di chuyển tốt hơn.
Những điều chúng ta cần tránh
Khi bị đầy bụng trên buồn nôn bạn cần tránh những việc làm sau:
- Tránh hoạt động quá sức và nằm ngay sau khi ăn.
- Không uống quá nhanh, ăn không đúng giờ và ăn không đúng bữa.
- Không ăn thực phẩm mất vệ sinh, kém chất lượng.
- Tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
- Không ăn nhiều chất chua, béo, cay.
- Không tự dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, một giải pháp giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn mỗi ngày được nhiều người áp dụng chính là sử dụng men tiêu hóa Menpeptine với thành phần thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Sản phẩm được điều chế ở các dạng khác nhau, nhỏ gọn, tiện dụng cho bạn mang theo bên mình mỗi ngày.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về cách phòng tránh chứng đầy bụng trên buồn nôn. Hãy sử dụng men tiêu hóa Menpeptine ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa cho cả gia đình bạn!
Liên hệ với chúng tôi theo
Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
Website: https://menpeptine.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany