Đối với một số người thì bệnh lý về nhiễm trùng tiêu hoá còn khá xa lạ với họ. Tuy nhiên,đây là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng rất lớn dến sức khỏe và cả tính mạng nên bạn cần tìm hiểu kỹ về bệnh cũng như cách để phòng tránh. Xem ngay bài viết sau để có thêm những thông tin bổ ích về căn bệnh này!
Nội dung bài viết
Nhiễm trùng tiêu hoá?
Bệnh lý nhiễm trùng tiêu hoá/ nhiễm trùng đường ruột xảy ra khi hệ tiêu hoá của người bệnh chịu sự tác động từ các loại vi khuẩn, virus gây hại. Tuy các triệu chứng của nhiễm trùng hệ tiêu hóa không quá nguy hiểm và bất thường, nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài thì có thể sẽ gây nhiều hệ luỵ và biến chứng nặng hơn không đáng có.

Các dấu hiệu Nhiễm trùng tiêu hoá
Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân mắc nhiễm trùng đường tiêu hóa thường gặp được sắp xếp theo mức độ phổ biến như sau:
- Đi ngoài nhiều lần/ ngày hơn bình thường. Phân có dạng lỏng, sệt, nhớt, thậm chí có lẫn máu hoặc táo bón.
- Cảm giác buồn nôn, hay nôn ói
- Chán ăn, bỏ ăn, ăn không ngon miệng
- Chướng bụng, đau bụng, đau quặn theo từng cơn, hoặc đau bụng liên tục
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau nhức toàn thân
- Sốt, kèm ớn lạnh, toát mồ hôi
- Tim đập nhanh hơn
- Thường dễ bị mất ngủ về đêm
- Da khô, môi khô nứt nẻ, hạ huyết áp,… do mất nước trong quá trình đi ngoài.
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng tiêu hoá nhẹ hay nặng và mỗi cơ địa khác nhau thì các dấu hiệu và triệu chứng bệnh lý này cũng khác nhau. Bệnh nhân nên chủ động theo dõi các triệu chứng để kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách.
Xem thêm >>> Nên uống nước gì để tiêu hoá nhanh?
Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiêu hoá
Một số nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng tiêu hóa thường thấy là:
Nhiễm trùng tiêu hoá do virus
Virus được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên nhiễm trùng tiêu hoá. Đa phần, nhiễm trùng tiêu hoá là do các loại virus antivirus, Norovirus, aderic gây ra.
Các loại virus này có thể xâm nhập vào gây ra bệnh lý nhiễm trùng dạ dày ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Bệnh nhiễm trùng tiêu hoá đường ruột thường dễ xuất hiện vào mùa hè, ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Các loại virus Aderic đường ruột, Antivirus, Norovirus,… này xâm nhập vào ruột non và ủ bệnh trong khoảng từ 2-4 ngày và gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhiễm trùng tiêu hoá,… Một số trường hợp khác các loại virus này có thể hạn chế hấp thu Carbohydrate, gây tiêu chảy kiết lỵ,…

Nhiễm trùng tiêu hoá do vi khuẩn
Một số loại vi khuẩn thường gây ra nhiễm trùng tiêu hoá gồm:
Các vi khuẩn thường liên quan đến bệnh nhất là Salmonella, Campylobacter, Shigella, Escherichia coli, Clostridioides difficile
Nhiễm trùng tiêu hoá do các loại vi khuẩn gây nên thường ít gặp hơn.
Các loại vi khuẩn sản sinh độc tố gây hại, bám vào niêm mạc ruột và thành ruột gây suy giảm chức năng hấp thụ, kích thích các loại men gây bài tiết các chất điện giải, nước ra khỏi cơ thể. Gây nên tình trạng đi ngoài nhiều lần, đi tiêu phân lỏng/ sệt/ nhầy nhớt,.. cho người bệnh.
Ngoài ra, các độc tố này còn có thể gây viêm ruột, viêm dạ dày nếu người bệnh ăn phải các loại thực phẩm nhiễm vi khuẩn. Gây nên tình trạng nôn ói, buồn nôn, tiêu chảy, tiêu chảy cấp,… Khi các vi khuẩn này xâm nhập vào niêm mạc ruột non haowjc ruột già sẽ gây ra kích thích bài tiết các chất điện giả và nước ra ngoài, gây ra tình trạng viêm loét, xuất huyết,…

Xem thêm >>> Bị tiêu chảy nên ăn gì để cơ thể phục hồi nhanh chóng nhất?
Nhiễm trùng tiêu hoá do ký sinh trùng
Ký sinh trùng đường ruột gây nhiễm trùng tiêu hóa thường gặp phải kể đến Giardia intestinalis, Cryptosporidium parvum, Entamoeba histolytica,… Các loại ký sinh trùng này cũng gây ra các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng tiêu hoá do vi khuẩn và virus gồm: buồn nôn, nôn mửa, đi tiêu phân nhầy/ sệt. Ký sinh trùng Giardia intestinalis, Cryptosporidium parvum,… bám vào niêm mạc ruột người bệnh gây mệt mỏi cơ thể, đau quặn bụng, kèm theo buồn nôn, tiêu chảy,… Nhiễm trùng do ký sinh trùng có thể phát triển thành bệnh mãn tính nên người bệnh nên đặc biệt lưu ý chữa trị.

Bệnh lý Nhiễm trùng tiêu hoá có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng tiêu hoá có các triệu chứng điển hình khá giống với tiêu chảy thông thường, tuy nhiên mỗi loại bệnh lý đều tiềm ẩn những nguy hiểm khác nhau. Đối với bệnh lý Nhiễm trùng tiêu hoá thì những dấu hiệu như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, nôn mửa,… sẽ tự khỏi trong thời gian vài ngày. Nhưng cũng có một số trường hợp không được phát hiện và điều trị đúng cách để kiểm soát bệnh mà sẽ gây ra hậu quả không mong muốn, thậm chí sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Xem thêm >>> Bụng kêu ọc ọc có phải bệnh không?
Phương pháp phòng ngừa miễng trùng tiêu hoá hiệu quả nhất
Nguyên nhân gây mắc bệnh lý nhiễm trùng tiêu hoá là do sự xâm nhập của các ký sinh trùng, các vi khuẩn và virus gây hại lên hệ tiêu hoá đường ruột. Chính vì vậy, một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa tốt bệnh lý nhiễm trùng này là giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm, ngăn không cho các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể thông qua hệ tiêu hoá đường ruột.
- Luôn đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học và đặc biệt là hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm bằng cách chọn những loại thực phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng,…
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn chín, uống sôi để hạn chế tình trạng vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
- Tách riêng các thực phẩm tươi sống với các thực phẩm đã chế biến và được nấu chín để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn giữa các thực phẩm.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp, các loại ủ chua/ lên men như cải chua, dưa chua,… vì đây là môi trường thích hợp cho các vi khuẩn sinh sản và phát triển.
- Vệ sinh các thực phẩm thật sạch vơi smuoois haowjc nước rửa rau chuyên dụng để loại bỏ các vi khuẩn.
- Người thực hiện nấu nướng nên chú y s vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi sơ chế thực phẩm và nấu ăn.
- Vệ sinh các kệ bếp, dụng cụ và các vật dụng nấu nướng sạch sẽ.
- Không sử dụng các thực phẩm ôi thiu hoặc có dấu hiệu ôi thiu, thực phẩm qua đêm.
- Vệ sinh nhà cửa và khu vực chuồng trại chăn nuôi gia cầm gia súc (nếu có)
- Bổ sung nguồn lợi khuẩn cho hệ tiêu hoá đường ruột, men tiêu hoá để hỗ trợ chức năng đường ruột cũng như loại bỏ những vi khuẩn/ kí sinh gây hại.

>>> Tham khảo thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hoá
Thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hoá và bổ sung enzyme bằng sản phẩm nhà Menpeptine không chỉ giúp bổ sung các Enzyme tiêu hoá đường ruột mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá giúp hệ tiêu hoá phát triển khoẻ mạnh. Khi đường ruột khỏe mạnh thì sẽ ngăn ngừa tối đa vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường ruột. Men tiêu hóa Menpeptine có nhiều dạng điều chế và đóng gói phù hợp lựa chọn cho nhiều đối tượng sử dụng kể cả trẻ em và người lớn tuổi.
Kết luận
Bệnh về nhiễm trùng tiêu hoá tuy không quá nguy hiểm, chỉ gây ra các triệu chứng tương tự như tiêu chảy như đau bụng, đi tiêu nhiều lần/ ngày,… Nhưng trong một số trường hợp lại có thể gây biến chứng thành bệnh lý mãn tính. Các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập, bám trên niêm mạc ruột gây nhiều ảnh hưởng xấu nguy hại đến hệ tiêu hóa đường ruột. Vì vậy, không nên xem thường các triệu chứng bệnh lý nhiễm trùng tiêu hoá, phải nhanh chóng phát hiện và tìm cách điều trị nhanh chóng tránh để tình trạng này kéo dài.
Nhưng tốt nhất, để bảo vệ hệ tiêu hoá và đường ruột khỏe mạnh thì chúng ta nên chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hoá từ sớm nhé.
Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết này, và chúc bạn có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh vượt trội.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
Website: https://menpeptine.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany