Khi nào nên đi khám đường tiêu hóa và cần lưu ý những gì?

Khi nào nên đi khám đường tiêu hóa và cần lưu ý những gì?

Khi một cơ quan trong hệ tiêu hóa bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các chức năng còn lại của hệ tiêu hóa. Lúc này, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám, sớm phát hiện bệnh cũng như có cách chữa trị tốt nhất. Vậy khám đường tiêu hóa gồm những gì? Lưu ý khi khám ra sao? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau!

Nội dung bài viết

Khám tiêu hóa là như thế nào?

Hệ tiêu hóa gồm nhiều cơ quan khác nhau như: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. Khám tiêu hóa là kiểm tra tất cả các vấn đề về sức khỏe có thể phát sinh ở những cơ quan thuộc hệ tiêu hóa trên. Một số vấn đề thường gặp như: viêm thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột thừa, trĩ,… 

Khám tiêu hóa cũng giúp chẩn đoán các bệnh lý tại gan, mật, tụy như viêm gan, áp xe gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm tuyến tụy, sỏi mật,…

Khám đường tiêu hóa
Tìm hiểu về khám đường tiêu hóa
Xem thêm >>> Hình ảnh hệ tiêu hóa ở người – Tổng hợp thông tin thú vị

Khám tiêu hóa bao gồm những gì?

Khám đường tiêu hóa như thê nào gồm hai loại sau: 

Thăm khám lâm sàng

Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sơ bộ và đưa ra các đánh giá tổng quát về tình trạng hiện tại của đường tiêu hóa. Người bệnh sẽ được: 

  • Đo huyết áp, cân nặng.
  • Quan sát màu da, màu mắt và các mô.
  • Kiểm tra bên ngoài ổ bụng xác định vị trí đau, âm thanh phát ra,…

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, thời điểm xuất hiện các triệu chứng bất thường, những biểu hiện thường thấy, thói quen đại tiện, loại thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày,… Những thông tin này sẽ là căn cứ để bác sĩ chỉ định các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh đúng nhất. 

Khám đường tiêu hóa
Thăm khám lâm sàng hệ tiêu hóa

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình hiện tại của bệnh nhân mà đưa ra các chỉ định xét nghiệm như: 

  • Chẩn đoán hình ảnh gồm: nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ MRI,…
  • Xét nghiệm máu nhằm đánh giá chức năng gan mật, xem xét tình trạng chuyển hóa đường và mỡ máu, chỉ số men gan, tìm kháng nguyên virus viêm gan B, C. Các xét nghiệm này gồm: đo hoạt độ AST, ALT; định lượng Glucose, HbA1c, Cholesterol toàn phần; Bilirubin toàn phần và trực tiếp; Creatinin; HBsAg, HCV Ab;…
  • Xét nghiệm tìm máu và vi khuẩn có trong phân.
  • Sinh thiết và xét nghiệm mô bệnh học chẩn đoán vi khuẩn HP trong dạ dày, ung thư tiêu hóa thông qua nội soi.
  • Phân tích tổng quan các thông số trong nước tiểu để sàng lọc bệnh lý ở gan.
Khám đường tiêu hóa
Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng
Xem thêm >>> Top 5 lý do khiến bạn bị thiếu men tiêu hóa

Khi nào cần khám đường tiêu hóa?

Dưới đây là một số trường hợp bạn nên tiến hành khám đường tiêu hóa ở đâu tốt ngay khi có dấu hiệu bệnh gồm:

Triệu chứng đau bụng

Bụng thường xuyên xuất hiện những cơn đau ở nhiều vị trí khác nhau như vùng thượng vị, bụng dưới, đau khắp ổ bụng,… và có tính chất khác biệt. Cơn đau diễn ra âm ỉ kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng. 

Nếu có dấu hiệu đau âm ỉ vùng bụng trên rốn kèm theo đó là tình trạng ợ chua có thể là dấu hiệu của các bệnh về dạ dày. Cơn đau xuất hiện bên phải cùng buồn nôn thường liên quan đến viêm ruột thừa, bệnh lý về đại tràng, gan và túi mật. 

Khám đường tiêu hóa
Thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện tình trạng đau bụng kéo dài

Chướng bụng, đầy hơi

Chướng bụng, đầy hơi có thể do trào ngược dạ dày thực quản, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thiếu men chuyển hóa gây ra. Hơn thế nữa, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày rất nguy hiểm. 

Bất thường về đại tiện

Khi có dấu hiệu đại tiện nhiều lần trong ngày hoặc ít hơn bình thường, khó khăn trong việc đi ngoài, gặp tình trạng táo bón, tiêu chảy, phân nửa táo, nửa lỏng, phân đen hoặc dính máu,… những dấu hiệu này có thể liên quan đến các bệnh về đại tràng và trực tràng. 

Khám đường tiêu hóa
Dấu hiệu bất thường khi đi đại tiện

Buồn nôn, nôn ói

Trường hợp này thường gặp khi người bệnh vận động mạnh sau khi ăn hoặc ăn quá no. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh về đường ruột, viêm loét dạ dày, tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày. 

Chán ăn, khó tiêu

Cảm giác nặng bụng, căng bụng và không muốn nạp thêm thức ăn vào cơ thể, nếu để tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến sụt cân, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Những dấu hiệu này có thể do loạn khuẩn đường ruột, viêm loét dạ dày gây ra. 

khám đường tiêu hóa
Xuất hiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi, sụt cân
Xem thêm >>> 5 Công dụng của men tiêu hóa đối với sức khỏe

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Khi một trong những cơ quan của hệ tiêu hóa gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nạp thức ăn của cơ thể, người bệnh dễ bị sụt cân mà không rõ nguyên nhân. Lúc này bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Để phòng ngừa những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, bạn nên bổ sung men tiêu hóa Menpeptine với các thành phần từ thiên nhiên, an toàn lành tính cho cả người lớn và trẻ em. Sản phẩm thiết kế dưới dạng viên nang, ống, gói nhỏ và siro có vị ngọt vô cùng tiện dụng, có thể dễ dàng mang theo bên mình để sử dụng nhằm tránh được các bệnh lý về đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình. 

khám đường tiêu hóa
Sử dụng Men tiêu hóa Menpeptine để chăm lo hệ tiêu hóa cho cả gia đình bạn

Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức liên quan đến việc khám đường tiêu hóa cho trẻ để bạn tìm hiểu. Ngay khi mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa, hãy liên hệ đến Mediphar USA để được nhân viên của chúng tôi tư vấn tận tình nhất!

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866

Email: medipharusa2018@gmail.com

Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://menpeptine.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua Ngay