Bé ăn không tiêu hóa hết thức ăn là tình trạng thường gặp dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau với sức khỏe của trẻ. Mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cách phòng tránh trong bài viết sau để chăm hệ tiêu hóa bé khỏe mạnh nhất!
Nội dung bài viết
Dấu hiệu bé ăn không tiêu hóa hết thức ăn
Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, hệ thống tiêu hóa chưa phát triển toàn diện dễ gây ra rối loạn tiêu hóa khi chế độ dinh dưỡng hoặc thức ăn không phù hợp. Việc bé không tiêu hóa hết thức ăn ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Tình trạng này được xem là một trong những dấu hiệu của chứng rối loạn tiêu hóa, nếu không được chữa trị kịp thời trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác ở trẻ mẹ nên lưu ý như:
Táo bón
Khi cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khó tiêu như: thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, các loại đạm khó tiêu, thức ăn cứng, ăn ít rau và chất xơ,… Tình trạng táo bón không chỉ khiến trẻ khó chịu, lười đi vệ sinh mà còn dẫn đến chứng chán ăn, dễ bỏ bữa, ảnh hưởng không tốt cho những hoạt động bình thường của đường ruột.
Nôn trớ
Nôn trớ xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh, tình trạng này cũng dễ gặp ở bé lớn hơn do hệ tiêu hóa còn non yếu. Tuy nhiên, nôn trớ sẽ dần biến mất khi trẻ lớn lên, đường ruột dần hoàn thiện hơn.
Đi ngoài phân nát
Bé ăn không tiêu hóa hết thức ăn sẽ dẫn đến việc đi ngoài phân nát. Tình trạng này khiến trẻ dễ bị mất nước, thiếu sức sống, thậm chí nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây sốc và dẫn đến tử vong rất nguy hiểm.
Đi phân sống
Khi trẻ còn nhỏ, các lợi khuẩn và hại khuẩn trong cơ thể thường bị mất cân bằng và chênh lệch tỷ lệ với nhau. Nếu hại khuẩn tăng cao trên 15% sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và thải trừ chất cặn bã bị rối loạn dẫn đến đi ngoài phân sống do bé ăn không tiêu hóa hết thức ăn.
Bố mẹ nên nhận biết tình trạng bé đi ngoài phân sống, phân lỏng, có lẫn chất nhầy, thậm chí là lẫn máu để có cách chữa trị phù hợp. Nếu tình trạng này kéo dài nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám, tránh để bệnh thêm nặng hơn.
5 nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu
Bên cạnh nguyên nhân chính là do đường ruột của trẻ còn non yếu chưa phát triển toàn diện dẫn đến rối loạn tiêu hóa khiến bé ăn không tiêu thì còn nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng này, cụ thể:
Thức ăn không vệ sinh
Trẻ có thể bị ngộ độc khi ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu, đồ tươi sống, nguồn thực phẩm không chất lượng hay do nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Khi ăn phải các loại thức ăn này trẻ thường cảm thấy đau bụng, tiêu chảy kéo dài, đôi khi là tiêu chảy kèm theo táo bón, sốt hoặc đi ngoài phân lẫn dịch nhầy, máu.
Xem thêm >>> Em bé ăn không tiêu phải làm sao? Mẹo hay dành cho mẹ!
Dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể khiến trẻ bị khó tiêu, chướng bụng, đầy bụng, buồn nôn sau khi ăn. Tình trạng này có thể là do trẻ ăn quá mức 1 loại thức ăn không tốt cho hệ tiêu hóa hay do thực đơn chứa nhiều protein và mỡ.
Loạn khuẩn đường ruột
Các loại vi khuẩn có lợi giúp đường ruột hoạt động ổn định và hạn chế các bệnh về tiêu hóa. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường xuyên bị mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như tiêu chảy nhiều lần, phân bất thường kèm dịch nhầy hoặc máu,…
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi cho trẻ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại, dùng lâu ngày sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa khiến trẻ chậm hấp thu dưỡng chất, dẫn đến thấp còi và suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân bệnh lý
Khi trẻ mắc các chứng bệnh ở đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, viêm ruột,… sẽ ảnh hưởng đến chức năng thông thường của đường ruột gây ra rối loạn tiêu hóa. Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để tìm hiểu về nguyên nhân và có cách chữa trị hiệu quả nhất, tránh để bệnh thêm nặng.
Cách chữa chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Dưới đây là một số cách để bố mẹ có thể phòng ngừa và chữa trị tình trạng bé không tiêu hóa hết thức ăn đơn giản, hiệu quả, mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà, bao gồm:
Massage bụng cho trẻ
Để bụng bé dễ chịu hơn, mẹ nên tiến hành massage vùng bụng nhẹ nhàng để giảm lượng hơi có trong dạ dày. Massage cho trẻ thường xuyên sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng tiêu hóa ở trẻ nhỏ, hạn chế được tình trạng ăn không tiêu.
Mẹ nên dùng các ngón tay nhẹ nhàng xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng bé. Ngoài ra, có thể kết hợp với dầu massage để tăng cường hiệu quả cho phương pháp này.
Vỗ ợ hơi
Khi bé bú có thể nuốt phải hơi gây ra chướng bụng, nôn trớ, trào ngược thực quản. Lúc này mẹ có thể dùng cách vỗ ợ hơi để hạn chế tình trạng trên, cụ thể:
- Bế trẻ ngồi thẳng: Mẹ để bé ngồi thẳng trong lòng sao cho người ngả về phía trước sau đó dùng bàn tay đặt ngang ngực trẻ rồi vỗ hoặc xoa lưng.
- Bế bé ngả trên vai mẹ: Mẹ cho bé đứng để đầu trẻ ngả vào vai mẹ, hai tay bé duỗi thẳng sang hai bên vai mẹ sau đó một tay ôm mông bé, tay kia xoa lưng trẻ theo chiều kim đồng hồ.
Để trẻ xì hơi
Để hỗ trợ bé xì hơi, mẹ thực hiện động tác đi xe đạp để chữa chứng đầy hơi ở bé. Mẹ đặt bé nằm ngửa rồi nắm chặt bàn chân gần đầu gối bé, sau đó từ từ đẩy một chân lên phía trước, chân còn lại đẩy xuống dưới. Thực hiện liên tục như vậy cho đến khi khí trong bụng bé được đẩy ra ngoài.
Xem thêm >>> Không tiêu hóa được phải làm sao? Cách trị khó tiêu hiệu quả
Phương pháp dân gian
Một số phương pháp dân gian trị đầy bụng, khó tiêu mẹ có thể áp dụng cho bé nhà mình như:
- Trị đầy hơi chướng bụng cho trẻ bằng củ hành, tỏi
Mẹ có thể nướng một củ hành hoặc tỏi bỏ vào miếng gạc rồi đắp lên rốn của trẻ. Lưu ý không đặt trực tiếp lên da bé vì có thể gây bỏng rát. Đợi vài phút sau khi trẻ xì hơi, bụng bớt căng tức thì lấy ra. Ngoài ra, mẹ cũng có thể phi thơm tỏi rồi nêm vào cháo cho trẻ ăn cũng mang lại hiệu quả tương tự.
- Uống nước ấm ngâm vỏ cam, quýt
Đây là một phương pháp Đông y được nhiều người áp dụng, mẹ phơi khô vỏ cam và cho vào nồi nấu nấu khoảng 15 đến 20 phút sau đó để ấm cho trẻ uống. Cách này rất hiệu quả trong việc trị chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ nhờ vị đắng, cay của tinh dầu vỏ cam.
- Nước lá tía tô
Vị cay, tính ấm của lá tía tô có công dụng phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí. Có thể dùng cả lá và thân khoảng 30g, sau đó xay nhuyễn, chắt lấy nước uống hoặc chưng cách thủy để trẻ uống khi còn ấm. Cách này sẽ giúp trẻ nhanh tiêu hóa thức ăn và tránh dị ứng thức ăn rất tốt.
Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm men tiêu hóa Menpeptine của Mediphar USA cho trẻ để tăng cường enzyme tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa tốt, nhanh chóng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi,… giúp bé ăn ngon hơn mỗi ngày. Hiện sản phẩm có nhiều dạng đóng gói khác nhau như dạng ống, viên nan, gói nhỏ, siro có vị ngọt thích hợp để bé sử dụng.
Hi vọng với những chia sẻ trên mẹ có thể nhanh chóng cải thiện được tình trạng bé không tiêu hóa được thức ăn, giúp bé sớm khỏe mạnh và chóng lớn.
Liên hệ với chúng tôi theo
Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
Website: https://menpeptine.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany