Em bé ăn không tiêu phải làm sao? Mẹo hay dành cho mẹ!

Em bé ăn không tiêu phải làm sao? Mẹo hay dành cho mẹ!

Bé ăn đầy bụng, khó tiêu ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, ngày càng thấp còi. Mẹ đã dùng nhiều cách khác nhau nhưng tình trạng này vẫn không cải thiện. Vậy em bé ăn không tiêu phải làm sao? Mách mẹ một số tuyệt chiêu trong bài bài viết sau!

Nội dung bài viết

Đầy bụng, khó tiêu ở trẻ là gì?

Đầy bụng, khó tiêu là một trong những chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé. Một số dấu hiệu của chứng khó tiêu ở trẻ như: 

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đầy hơi trong bụng
  • Chảy máu
  • Biếng ăn

Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ kéo dài mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và có cách điều trị phù hợp, tránh để tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Các bác sĩ có thể làm xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân bệnh bằng một số phương pháp như: 

  • Nội soi đại tràng
  • Nội soi ống tiêu hóa trên
  • Nội soi đường tiêu hóa bằng viên nang
  • Siêu âm bụng
  • Nội soi đại tràng sigma linh hoạt
  • Sinh thiết niêm mạc ruột
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp cắt lớp (CT scanner) ổ bụng.
Em bé ăn không tiêu phải làm sao
Tình trạng đau bụng, khó tiêu ở trẻ

Em bé ăn không tiêu phải làm sao? 

Tình trạng ăn không tiêu là triệu chứng thường gặp của nhiều bé khiến các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Để khắc phục bệnh tiêu hóa cho trẻ, đầu tiên mẹ cần làm chính là thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung thêm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, chứa nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. 

Ngoài ra, trước khi đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám thì bố mẹ có thể áp dụng một số cách cải thiện tình trạng ăn không tiêu của bé như sau: 

  • Cho trẻ bú sữa mẹ đến khi được ít nhất 6 tháng tuổi. 
  • Nên cho trẻ ợ sau mỗi lần ăn
  • Để trẻ nằm sấp, ngồi dậy mỗi ngày khi trẻ còn thức. 
  • Mẹ không nên hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang cho con bú. 
  • thường xuyên massage bụng cho bé. 
  • Nên dùng một loại thức ăn tại một thời điểm khi trẻ bắt đầu ăn dặm để bụng trẻ quen dần rồi bổ sung thêm các loại thực phẩm khác. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cho cơ thể của bé.
cách khắc phục tình trạng bé ăn không tiêu
Cách khắc phục tình trạng bé ăn không tiêu

Cách xử trí các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ 

Một số cách xử lý đơn giản khi trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa mẹ cần biết như sau: 

Nôn ói

Nôn ói thường xuyên xảy ra với các bé trong giai đoạn ăn dặm. Nguyên nhân của tình trạng này chính là do cơ vòng giữa dạ dày và thực quản chưa được phát triển một cách hoàn chỉnh về mặt cấu trúc và chức năng. Nếu trẻ nôn ói dữ dội, nôn vọt hoặc trào lượng lớn thức ăn có thể là dấu hiệu của bệnh lý ở đường ruột. 

Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên bắt đầu cho bé thực hiện chế độ ăn dặm tự chỉ huy. Để thức ăn chuyển tiếp từ từ tránh cho bé ăn quá đặc hoặc lợn cợn ngay từ đầu. Đặt trẻ ngồi lên ghế và duy trì tư thế này trong suốt quá trình ăn uống. 

Em bé ăn không tiêu phải làm sao
Xử lý trường hợp bé bị nôn ói

Trào ngược

Trào ngược chính là việc thức ăn trong dạ dày đi ngược trở lên thực quản (ống nối miệng với dạ dày) khiến bé liên tục ọc ra thức ăn hoặc có thể bị sặc ngay khi đang ăn. Điều này có thể khiến thực quản của bé trở nên nhạy cảm và bị kích thích bởi acid chứa trong dạ dày. Khi thức ăn trồi ngược lên, trẻ có thể nôn ra hoặc hít vào phổi gây ra tiếng rít ở ngực và lưng. 

Khi trẻ bị trào ngược dạ dày mẹ nên: 

  • Hạn chế quấn tã quá chặt cho bé. 
  • Nên chia nhỏ bữa ăn để cơ thể bé dễ hấp thu hơn. 
  • Nên cho trẻ ăn từ từ, không để trẻ ăn quá no. 
  • Để trẻ ở tư thế thẳng đứng trong suốt quá trình ăn uống và sau bữa ăn ít nhất là 30 phút. 
  • Vỗ lưng cho bé ợ sau mỗi bữa ăn. 
  • Xoa bụng bé nhẹ nhàng sau khi ăn. 
Xem thêm >>> Dùng men tiêu hóa cho trẻ đi ngoài tiêu chảy, nên hay không?

Tiêu chảy

Nếu tình trạng tiêu chảy ở mức độ nhẹ, mẹ nên cho bé bú thêm sữa và bổ sung nhiều nước hơn. Khi cần bổ sung dung dịch điện giải bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thường xuyên thay tã để tránh hăm tã. Rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã và trước khi chế biến thức ăn cho bé để tránh làm lây lan vi khuẩn. Ngoài ra, cần đảm bảo thức ăn tươi sạch, không hóa chất và phải được chế biến một cách kỹ càng trước khi cho bé ăn. 

Em bé ăn không tiêu phải làm sao
Khắc phục trường hợp bé bị tiêu chảy

Đầy hơi, khó tiêu

Quá trình tiêu hóa thức ăn gây ra khí trong đường ruột có thể khiến bé bị khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi. Vì thế, mẹ nên hạn chế các loại thức ăn được chế biến từ sữa, cà phê, thực phẩm sinh khí cho trẻ khi mới bắt đầu ăn dặm. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến cách cho trẻ ăn uống, nên để trẻ ngồi để tránh nuốt nhiều không khí. Khi cho bé ăn xong, mẹ nên matxa vùng bụng để trẻ cảm thấy thoải mái hơn, cải thiện tình trạng khó tiêu ở trẻ. 

Một số loại thực phẩm giúp trẻ tiêu hóa tốt 

Chuối

Chuối rất tốt cho dạ dày bởi chúng chứa một lượng lớn pectin hoạt chất giúp cho quá trình tiêu hóa và đại tiện được dễ dàng hơn. Chuối còn giàu kali – chất điện giải đặc biệt hữu hiệu khi trẻ bị nôn mửa, tiêu chảy. Cho trẻ ăn chuối cuxng giúp bổ sung thêm 11 loại khoáng chất và 6 loại vitamin giúp cơ thể bé thêm khỏe mạnh. 

Em bé ăn không tiêu phải làm sao
Chuối chứa lượng lớn pectin hỗ trợ tiêu hóa tốt

Đạm động vật

Các loại thực phẩm nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng,… sẽ giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn, đồng thời chất đạm còn rất tốt cho sự phát triển về sau của trẻ. 

Các loại rau củ

Khi xây dựng thực đơn cho bé, mẹ nên thêm vào các loại rau củ được nấu chín như canh, rau củ xào,… không nên để bé ăn sống và tránh các loại rau củ có thể gây khó tiêu như bắp cải, bông cải, cà tím, các loại đậu,… 

Bé ăn không tiêu phải làm sao
Mẹ nên bổ sung rau củ vào thực đơn hàng ngày của bé

Sốt táo

Tương tự như chuối, táo chứa lượng lớn, trong táo cũng chứa lượng pectin lớn hỗ trợ làm giảm các chứng bệnh về tiêu hóa. Mẹ nên dùng sốt táo cho bé sử dụng thay vì táo tươi bởi táo sau khi được nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn và cung cấp thêm nhiều calo cho cơ thể. Táo còn là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. 

Xem thêm >>> Sơ đồ tiêu hóa thức ăn của con người diễn ra như thế nào?

Sữa chua

Sữa chua chứa lượng lớn vi khuẩn lên men có lợi đóng vai trò cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa ở đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà nguyên nhân chính là do sữa (không dung nạp được lactosa) thì mẹ cần tránh cho bé ăn sữa chua trong trường hợp này. 

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa một lượng lớn chất đạm và các loại dầu thực vật vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế các bậc phụ huynh nên bổ sung ngũ cốc cho bé mỗi ngày để ngăn chặn táo bón, đầy bụng , khó tiêu. 

Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm men tiêu hóa Menpeptine cho trẻ với các thành phần từ thiện nhiên, an toàn lành tính không gây ra tác dụng phụ. Sản phẩm hỗ trợ tăng cường enzyme tiêu hóa, thức đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, chán ăn. Menpeptine kích thích bé ăn ngon, khỏe mạnh hơn mỗi ngày. 

Bé ăn không tiêu phải làm sao
Sử dụng men tiêu hóa Menpeptine cho hệ tiêu hóa bé thêm chắc khỏe

Như vậy bài viết trên đã cung cấp những thông tin liên quan đến việc bé ăn không tiêu phải làm sao để mẹ tham khảo. Hi vọng với những chia sẻ trên mẹ sẽ có cách chăm bé khỏe mạnh, mau lớn khôn, tránh xa bệnh tiêu hóa!

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866

Email: medipharusa2018@gmail.com

Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://menpeptine.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua Ngay