Hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non yếu, chưa phát triển một cách hoàn toàn nên thường xảy ra các chứng bệnh về đường ruột khiến mẹ lo lắng bất an. Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ trong bài viết sau để bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt nhất!
Nội dung bài viết
Rối loạn tiêu hóa trẻ em là gì?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng bên trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường dẫn đến đau bụng kèm theo các vấn đề tiêu hóa thức ăn khác.
Tình trạng này nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Vì thế, khi trẻ mắc các chứng bệnh về đường ruột, mẹ nên bổ sung đủ lượng dinh dưỡng trẻ đang thiếu hụt, tránh để xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não.
Xem thêm >>> 5 Công dụng của men tiêu hóa đối với sức khỏe
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa trẻ em và cách xử lý
Một số triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh như:
Nôn trớ
Đây là hiện tượng đẩy ngược chất trong dạ dày lên miệng dưới tác động gắng sức của cơ thể. Lý do xảy ra tình trạng này có thể là vì: bú quá no, các cữ bú quá gần nhau, mới đổi loại sữa, lỗ núm vú cao su quá to hoặc quá nhỏ, nằm bú không đúng tư thế.
Có khoảng 75% tình trạng nôn trớ ở trẻ hết sau khi trẻ được 1 tuổi và đây được gọi là nôn trớ sinh lý. Nhằm hạn chế nôn trớ ở trẻ, mẹ cần chú ý cho con bú nhiều lần trong ngày, không bú quá no trong 1 cữ, cho bé nằm bú đúng tư thế, để bé nằm nghỉ sau khi nôn và không nên cho bú lại ngay.
Bên cạnh nôn trớ sinh lý, thì việc bị teo tắc ruột, teo thực quản, phình đại tràng bẩm sinh,… cũng dẫn đến tình trạng này ở trẻ và nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của bé. Cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện nếu mẹ có tiền sử bị đa ối khi mang thai, trẻ bị sùi bọt cua ngay sau sinh, trớ ra dịch màu xanh rêu, bụng trướng, không đi tiêu phân sau 48 tiếng chào đời.
Tiêu chảy
Nếu trẻ có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ ngày, kéo dài không quá 14 ngày, bé mệt mỏi, chán ăn, đột ngột nôn trớ thì mẹ nên tìm đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ có thể là do mẹ uống thuốc hoặc dùng thức ăn nhuận tràng, nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng sữa, kém hấp thu dưỡng chất,… dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước, chất điện giải thậm chí là tử vong nếu không được điều trị đúng cách và nhanh chóng.
Để điều trị chứng tiêu chảy ở trẻ mẹ cần:
- Đưa trẻ đi khám, điều trị sớm, bổ sung nước và các chất điện giải, đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp.
- Cho trẻ ăn các loại thực phẩm như khoai tây, gạo, thịt gà, thịt lợn, sữa đậu nành, dầu thực vật, cà rốt, chuối, táo, hồng xiêm,…
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì nên tiếp tục cho bé bú và tăng số lần bú sữa trong ngày lên. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ và sữa công thức thì các bậc phụ huynh nên cho con ăn nhiều lần trong ngày và mỗi lần ăn một lượng vừa đủ thức ăn, có thể bổ sung thêm thực phẩm chứa dầu mỡ để nạp năng lượng cho cơ thể bé.
Xem thêm >>> Các loại men tiêu hóa tốt cho trẻ mẹ nên biết
Táo bón
Tình trạng này xảy ra khi trẻ đi ngoài không thường xuyên, 2 đến 3 ngày mới đi một lần, phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi, bụng căng, cảm giác đau,… khiến trẻ cảm thấy khó chịu, chán ăn, chậm lớn, thường xuyên đau ở vùng bụng, hay nôn trớ và quấy khóc.
Táo bán xảy ra do bé ăn chưa đủ lượng, sữa pha quá đặc, mẹ cho con bú cũng bị táo bón, thức ăn thiếu chất xơ, không ăn rau củ,… Chứng táo bón cũng thường gặp đối với trẻ sinh non, sinh ngạt, suy giáp, bị nứt hậu môn, có mẹ bị sản giật kèm hạ magie máu, trẻ bị sình đại tràng bẩm sinh,…
Cách tốt nhất để điều trị chứng táo bón ở trẻ là thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp, cụ thể:
- Bổ sung đủ lượng nước cho trẻ mỗi ngày.
- Cung cấp nhiều rau xanh và quả chín: chọn các loại rau củ có chất nhuận tràng như khoai lang, đu đủ, mồng tơi, chuối tiêu, cam, bưởi,…
- Dùng sữa không gây táo bón, bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền để trẻ ăn dặm,…
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại trái cây có vị chát như ổi, bánh kẹo ngọt, nước ép có ga,…
- Mẹ bị táo bón khi cho con bú cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp.
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Dưới đây là một số cách để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tuổi các mẹ cần nắm:
- Mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để tăng cường hệ miễn dịch. Nếu sữa mẹ không đủ hoặc không có sữa thì cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại sữa thay thế phù hợp với bé nhất.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, nạp đầy đủ chất xơ, đạm, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Hạn chế để trẻ bú quá no, tập thói quen cho trẻ ăn uống và đi tiêu đúng giờ.
- Vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh thường xuyên.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Ngoài ra, để ngăn ngừa các bệnh về hệ tiêu hóa các bậc phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng men tiêu hóa Menpeptine với bảng thành phần thiên nhiên, an toàn lành tính, không gây ra kích ứng đối với trẻ nhỏ. Sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, tiên tiến đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đến tay người dùng. Hiện menpeptine đã có dạng siro với vị ngọt để trẻ dễ dàng sử dụng rất tiện tiện lợi.
Xem thêm >>> Men tiêu hóa cho trẻ bị táo bón bác sĩ khuyên dùng
Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức cơ bản giúp mẹ phòng tránh chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Ghé website của Mediphar USA để chọn ra sản phẩm phù hợp nhất chăm hệ tiêu hóa bé khỏe, mẹ an tâm hơn mỗi ngày.
Liên hệ với chúng tôi theo
Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
Website: https://menpeptine.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany