Bé uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mẹ phải làm sao?

Bé uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mẹ phải làm sao?

Thuốc kháng sinh có tác dụng rất tốt trong việc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, không ít trường hợp bé uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy khiến mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách chữa trị ra sao? Tìm hiểu ngay bài viết sau!

Vì sao bé uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa?

Bệnh hệ tiêu hóa là vấn đề thường gặp, nhất là ở trẻ em có hệ tiêu hóa còn non nớt và nhạy cảm. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Trẻ bị rối loạn hệ tiêu hóa có thể khiến thức ăn khó tiêu, gây đầy hơi, chướng bụng, biếng ăn, kém hấp thu, chậm lớn, chậm phát triển, ảnh hưởng đến trí tuệ và cảm xúc.

Hệ tiêu hóa người chứa nhiều vi khuẩn có lợi và cả các hại khuẩn. Thông thường, những vi khuẩn này cùng tồn tại hòa bình với nhau, tạo thành một hệ vi sinh vật cân bằng (85% vi khuẩn tốt và 15% vi khuẩn xấu) giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh. Nếu người bệnh bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh thì tùy theo cơ chế tác dụng của từng loại thuốc mà kháng sinh có tính diệt khuẩn hay kìm khuẩn. Khi thuốc kháng sinh đi vào cơ thể, chúng sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn mà không phân biệt đó là lợi khuẩn hay hại khuẩn.

Khi lợi khuẩn bị tiêu diệt, các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, hấp thụ, miễn dịch hay ổn định tiêu hóa sẽ bị giảm hoặc mất đi. Điều này gây ra rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, phân lỏng…

bé uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa
Bé dùng kháng sinh có thể bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Trẻ uống kháng sinh có bị đi ngoài không?

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Việc điều trị bằng kháng sinh đôi khi có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như tiêu chảy. Ước tính có khoảng 5-25% người trưởng thành bị tiêu chảy khi đang dùng thuốc kháng sinh và tình trạng trẻ đi ngoài do hệ tiêu hóa còn non yếu cũng cao hơn.

Vi khuẩn trong đường ruột gồm nhiều loại khác nhau và không phải tất cả đều có hại. Thuốc kháng sinh phá vỡ sự cân bằng của các vi khuẩn này, nhất là việc tiêu diệt vi khuẩn tốt làm tăng khả năng đi ngoài phân lỏng.

Lợi khuẩn còn có vai trò kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn cơ hội như Clostridium difficile (C. diff) gây nhiễm trùng nếu không được kiểm soát tốt. Việc kháng sinh tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi sẽ khiến độc tố Clostridium difficile tạo ra nhanh hơn gây viêm ruột, dẫn đến tiêu chảy.

Các triệu chứng tiêu chảy liên quan đến dùng kháng sinh

Tiêu chảy khi dùng kháng sinh là việc đi ngoài phân lỏng, nhiều nước từ 3 lần trở lên mỗi ngày trong thời gian dùng kháng sinh. Điều này có thể xảy ra khoảng một tuần sau khi bắt đầu dùng kháng sinh. Tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài hàng tuần sau khi kết thúc điều trị bằng kháng sinh.

Một số triệu chứng thường thấy khi bé bị tiêu chảy do kháng sinh như:

  • Đau bụng hoặc chuột rút
  • Sốt
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn

Một số loại thuốc kháng sinh có khả năng gây tiêu chảy

Thuốc kháng sinh có nhiều khả năng gây tiêu chảy bao gồm:

  • Penicillin chẳng hạn như ampicillin và amoxicillin
  • Cephalosporin chẳng hạn như cephalexin và cefpodoxime
  • Clindamycin
bé bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy cho bé khi sử dụng

Nên ăn thực phẩm gì để điều trị bệnh tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh?

Nếu con bạn bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống để giảm các triệu chứng của trẻ. Một số lưu ý gồm:

  • Ăn thực phẩm ít chất xơ: thực phẩm giàu chất xơ có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nặng, vì thế khi gặp tình trạng này bạn nên hạn chế cho bé ăn nhiều chất xơ để bệnh được cải thiện tốt hơn.
  • Bổ sung kali: khi bị tiêu chảy kali sẽ bị mất hoặc thiếu hụt vì thế cần nạp thêm kali để cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Nạp thêm muối và nước: tiêu chảy có thể khiến trẻ mất nước và chất điện giải, vì thế bạn cần bổ sung chúng một cách nhanh chóng.

Một số thực phẩm và đồ uống tốt cho bé bị tiêu chảy gồm:

  • Các loại nước như nước lọc, nước ngọt hoặc trà không chứa caffein.
  • Trái cây như chuối, táo, hoặc một lượng nhỏ trái cây đóng hộp.
  • Các loại ngũ cốc như gạo trắng, bánh mì trắng, mì ý.
  • Khoai tây gọt vỏ luộc hoặc nướng (một nguồn kali tốt).
  • Nguồn protein từ thịt gia cầm, thịt nạc và cá
  • Sữa chua chứa vi khuẩn tốt
bé rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh
Một số thực phẩm tốt nên bổ sung cho trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa
Xem thêm >>> Khi nào cần bổ sung enzyme cho bé? Lời khuyên từ chuyên gia

Các loại thực phẩm nên tránh khi bị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh

Một số loại thực phẩm bạn cần hạn chế cho trẻ sử dụng khi bé uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa gồm:

  • Đồ uống chứa caffein, chẳng hạn như cà phê, soda và trà
  • Các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua) có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc kháng sinh.
  • Thực phẩm giàu chất béo như thịt mỡ, bánh nướng, khoai tây chiên và các loại thực phẩm chiên rán khác.
  • Thực phẩm hoặc đồ uống có nhiều đường bổ sung, chẳng hạn như soda, nước trái cây, bánh ngọt và bánh quy
  • Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu và hầu hết các loại trái cây và rau quả.
  • Thức ăn cay có thể gây kích ứng cho đường tiêu hóa.
  • Hạn chế cho bé ăn bưởi hoặc uống bổ sung canxi

 Các biện pháp tự chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống thì mẹ cũng nên lưu ý các cách sau để khắc phục tình trạng bé bị tiêu chảy khi dùng thuốc kháng sinh:

  • Bổ sung chất lỏng bị mất: Tiêu chảy dễ dẫn đến mất nước, vì thế, mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn. Ngoài ra, sử dụng súp hoặc nước trái cây cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra.
  • Cẩn thận khi dùng thuốc chống tiêu chảy: Trong một số trường hợp, thuốc chống tiêu chảy như loperamid (Imodium) mang lại công dụng hiệu quả đối với trẻ. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bởi việc sử dụng thuốc trị tiêu chảy có thể làm chậm thời gian cơ thể đào thải chất độc ra khỏi đường tiêu hóa. Điều này sẽ khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ kéo dài và lâu hết hơn.

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy, khi nào cần gặp bác sĩ?

Bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi tình trạng tiêu chảy của bé xuất hiện các vấn đề sau:

  • Tiêu chảy hơn 5 lần một ngày
  • Con bạn có máu hoặc mủ trong phân.
  • Sốt cao kèm theo đau bụng, chuột rút

Tùy vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngừng cho trẻ uống thuốc kháng sinh cho đến khi hết tiêu chảy hoặc kê một loại thuốc kháng sinh khác có nguy cơ gây tiêu chảy thấp hơn.

Những trường hợp nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ
Xem thêm >>> Có nên cho bé uống men tiêu hóa hay không? Khi nào cần tránh?

Cách ngăn ngừa tiêu chảy khi trẻ dùng thuốc kháng sinh?

Một số cách để ngăn ngừa tình trạng bé uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy như sau:

  • Dùng men vi sinh: Probiotic sẽ bổ sung thêm lợi khuẩn cho hệ thống tiêu hóa của bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng men vi sinh cùng với kháng sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tiêu chảy.
  • Thực hành vệ sinh tốt: Thường xuyên vệ sinh tay chân sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn C. difficile.
  • Tuân thủ đúng liều lượng thuốc kháng sinh: Xem kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì hoặc theo lời bác sĩ để nạp một lượng kháng sinh vừa đủ cho trẻ.
  • Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi cần thiết: Thuốc kháng sinh có thể dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng lại không có tác dụng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi-rút gây ra như cảm lạnh và cúm. Trường hợp này, nếu lạm dụng kháng sinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu hóa của bé.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm men tiêu hóa Menpeptine cho bé với các thành phần thiên nhiên, an toàn lành tính không gây kích ứng cho trẻ để ngăn chặn tình trạng rối loạn tiêu hóa ở bé. Sản phẩm có dạng siro cho bé dễ dàng sử dụng, mẹ có thể bổ sung Menpeptine mỗi ngày để hệ tiêu hóa của bé thêm khỏe mạnh.

bé uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa
Chọn bổ sung Menpeptine để hệ tiêu hóa bé thêm khỏe mạnh

Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã nắm được cách chữa tình trạng trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhất. Hãy chọn bổ sung men tiêu hóa Menpeptine ngay hôm nay để an tâm không lo bệnh tiêu hóa ở bé!

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866

Email: medipharusa2018@gmail.com

Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://menpeptine.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *